Skip to content

Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất khung hướng dẫn quan lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam

Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) là mô hình độc đáo với phương châm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển thông qua ba phân vùng (vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp). Khác các mô hình bảo tồn thông thường, khu DTSQ không tạo ra một khu bảo tồn “đóng kín” mà đóng vai trò như một “phòng thí nghiệm” nhằm khám phá và thực hiện các phương hướng bảo tồn và phát triển bền vững, rút ra các bài học có thể áp dụng cho các nơi khác. Bên cạnh đó nó cũng là một công cụ cho các quốc gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học.

Thông tin chung

Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) là mô hình độc đáo với phương châm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển thông qua ba phân vùng (vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp). Khác các mô hình bảo tồn thông thường, khu DTSQ không tạo ra một khu bảo tồn “đóng kín” mà đóng vai trò như một “phòng thí nghiệm” nhằm khám phá và thực hiện các phương hướng bảo tồn và phát triển bền vững, rút ra các bài học có thể áp dụng cho các nơi khác. Bên cạnh đó nó cũng là một công cụ cho các quốc gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy đã được MAB Việt Nam công nhận 9 khu DTSQ thế giới (tháng 7/2020), nhưng đây vẫn là một khái niệm mới đối với các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, các bên tư nhân… tại Việt Nam, vì vậy việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, mô hình phát triển, … còn gặp nhiều thách thức. Các khu DTSQ tại Việt Nam vẫn chưa được đưa vào hệ thống luật pháp quốc gia như một thể thống nhất, điều này dẫn đến việc thiếu khung pháp lý liên quan đến quản lý, giám sát các khu DTSQ. Lỗ hổng về cấu trúc hành chính giữa cấp hành chính và quốc gia cũng là trở ngại lớn, nhiều khu DTSQ vẫn chủ yếu là cơ quan tách biệt, thiếu sự liên kết với các chiến lược của quốc gia và sự chuyển đổi kinh tế – xã hội và văn hóa. Trước hiện trạng trên, trung tâm ECODE phối hợp cùng với Cục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thực hiện đề tài nghiên cứu cấp nhà nước: “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất khung hướng dẫn quan lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam”.

Mục tiêu:

Hỗ trợ Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học hoàn thiện hướng dẫn quản lý nhà nước về quản lý các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam. Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung, các kế hoạch quản lý chiến lược cụ thể và mô hình sản xuất. phát triển theo hướng sinh thái, chất lượng, đai diện cho các hệ sinh thái điển hình của Khu DTSQ Việt Nam.

Đơn vị tài trợ:

  • Bộ Khoa học – Công nghệ

Phạm vi thực hiện:

  • Hà Nội và 4 Khu dự trữ sinh quyển thế giới: Tây Nghệ An, Cù Lao Chàm, Lang Biang và Đồng Nai

Thời gian thực hiện:

2021 – 2024

Các hoạt động chính:

  • Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
  • Đánh giá thực tiễn, chính sách và hiệu quả quản lý các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam trong bối cảnh biến đối toàn cầu;
  • Xây dựng Khung hướng dẫn pháp lý quản lý các Khu dự trữ sinh quyển đáp ứng ba mục tiêu: Bảo tồn ĐDSH, phát triển kinh tế xanh; và Ứng phó thiên tai, BĐKH.
  • Thiết kế mô hình quản lý cụ thể cho 02 Khu dự trữ sinh quyển đại diện (đất liền và biển): Tây Nghệ An và Cù Lao Chàm;
  • Thiết kế một mô hình sản xuất (mô hình sinh kế) bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần toàn.

MỐC DỰ ÁN

16/5/2022

Tính đến năm 2021, Việt Nam có 11 khu Dự trữ sinh quyển được thế giới công nhận, được coi là nơi lưu giữ nguồn sống, dự trữ tương lai sinh tồn và gắn kết con người với thiên nhiên.

11/08/2022

Thuộc khuôn khổ đề tài, ngày 5/8/2022 Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái ECODE đã tổ chức chương trình tọa đàm khoa học nhằm khái quát kết quả thực hiện năm 2021 và kế hoạch thực hiện trong năm 2022; Tham luận và thảo luận, góp ý và định hướng các nội dung nghiên cứu trong năm 2022.

26/11/2021

Mục tiêu của hội thảo là chia sẻ, cập nhật tiến độ thực hiện nhiệm vụ, thực hiện các phiên thảo luận và tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, cơ quan liên quan nhằm định hướng cho các hoạt động nghiên cứu sau này. Hội thảo được tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học

THANH HÓA ĐẨY MẠNH LỒNG GHÉP ỨNG PHÓ BĐKH VÀO LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI 2021 -2025 🔗

31/3/2021

Với mục tiêu nhằm giúp các tỉnh lồng ghép rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, mới đây Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) ….

Quảng Bình: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu bằng lập kế hoạch phát triển có lồng ghép thông tin rủi ro 🔗

28/1/2021

Ngày 22/01/2021, tại thành phố Đồng Hới, Trung tâm ECODE trong khuôn khổ dự án GCF-UNDP đã tổ chức hội thảo tập huấn về lồng ghép thông tin rủi ro khí hậu vào lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và kinh tế – xã hội các cấp của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 – 2025…

THANH HÓA ĐẨY MẠNH LỒNG GHÉP ỨNG PHÓ BĐKH VÀO LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI 2021 -2025 🔗

31/3/2021

Với mục tiêu nhằm giúp các tỉnh lồng ghép rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, mới đây Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) ….

Quảng Bình: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu bằng lập kế hoạch phát triển có lồng ghép thông tin rủi ro 🔗

28/1/2021

Ngày 22/01/2021, tại thành phố Đồng Hới, Trung tâm ECODE trong khuôn khổ dự án GCF-UNDP đã tổ chức hội thảo tập huấn về lồng ghép thông tin rủi ro khí hậu vào lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và kinh tế – xã hội các cấp của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 – 2025…

Kết thúc

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI