Skip to content

Nghiên cứu

category

ĐÔ THỊ VEN BIỂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ECODE tiến hành khảo sát tại Huế và Quảng Nam thuộc hoạt động nghiên cứu NbS

Ngày 14 - 17/03/2022, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) đã có chuyến khảo sát khu vực Trung Trường Sơn (tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam). Chuyến khảo sát có sự tham gia của nhóm chuyên gia ECODE và cán bộ dự án thuộc WWF. Thông qua các hoạt động chính là thực địa và phỏng vấn cán bộ chuyên gia địa phương, nhóm chuyên gia đã tham vấn và khảo sát thực tế những giải pháp dựa vào tự nhiên (Natural based Solution - NbS) nhằm phục vụ cho nghiên cứu NbS của trung tâm ECODE được tài trợ bởi Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF).

Đề xuất công nghệ thuộc dự án FMCR: Hướng tới vườn ươm giống cây lâm nghiệp chất lượng cao thân thiện với môi trường

Trong quá trình thực hiện dự án “Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tỉnh Nghệ An” (Dự án FMCR)”, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) nhận thấy các đề xuất công nghệ của dự án thể hiện rõ nét mong muốn bảo vệ môi trường nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của địa phương. Các đề xuất này thuộc gói công nghệ, đã được Ngân hàng Thế giới (World Bank) thông qua.

Dự án FMCR: ECODE tiến hành khảo sát đề xuất công nghệ tại Nghệ An đầu năm 2022

Tiếp nối nhiệm vụ hỗ trợ viết thư quan tâm cho các đề xuất công nghệ sản xuất, ngày 17 - 19/02/2022, nhóm chuyên gia của Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) đã có chuyến khảo sát tại các huyện, thị xã, thành phố Nghệ An.

Phát triển cách tiếp cận hệ Sinh thái – Xã hội và nghiên cứu điển hình tại đồng bằng sông Hồng (Trương Quang Học & Hoàng Thị Ngọc Hà)

Nhóm tác giả - các chuyên gia của Nhóm nghiên cứu liên ngành ECODE vừa có thêm một công bố mới được đăng trên Tạp chí khoa học của Đại học quốc gia. Bài báo có tiêu đề “Phát triển cách tiếp cận hệ Sinh thái - Xã hội và nghiên cứu điển hình tại đồng bằng sông Hồng” (Developing Social-Ecological System Approach and a Case Study in Red River Delta).

DỰ ÁN GCF-UNDP: GIAI ĐOẠN MỚI CỦA TẬP HUẤN QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Trong hai ngày 6, 7/7/2021, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Ban Quản lý dự án GCF đã tổ chức cuộc họp – tập huấn trực tuyến “Khởi động chương trình tập huấn mở rộng và tập huấn quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (DVCĐ)”. Hoạt động trên nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” (Dự án GCF Chống chịu biến đổi khí hậu) do Quỹ khí hậu xanh tài trợ. Mục đích giới thiệu và nhân rộng hoạt động tập huấn Quản lý rủi ro thiên tai DVCĐ, từ đó hỗ trợ triển khai Chương trình Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai DVCĐ (đến năm 2030). Hoạt động này thuộc Hợp phần III của dự án GCF: Thông tin về BĐKH và khả năng chống chịu.

Khảo sát thực địa cho xây dựng bộ dữ liệu Thông tin rủi ro khí hậu phục vụ lồng ghép biến đổi khí hậu vào lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội

Trong khuôn khổ nhiệm vụ xây dựng các gói thông tin rủi ro khí hậu (Risk Packs) cho 7 tỉnh ven biển thuộc dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với tác động của BĐKH cho các cộng đồng dễ bị tổn thương vùng ven biển Việt Nam” của UNDP (GCF-UNDP project, (2017-2021), nhóm cán bộ dự án của Trung tâm ECODE đã thực hiện các chuyến công tác thực địa cho đánh giá nhanh tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Nam từ ngày 05 - 09/01/2020.

Đánh giá cập nhật khả năng chống chịu khí hậu của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ theo hướng tiếp cận dựa vào hệ sinh thái (EbA)

Trong khuôn khổ Nghiên cứu “Đánh giá khả năng chống chịu khí hậu của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ và đề xuất mô hình thích ứng theo tiếp cận dựa vào hệ sinh thái (EbA)” do ECODE thực hiện (2016-2018), Nhóm chuyên gia của ECODE tiếp tục triển khai các hoạt động đánh giá cập nhật tác động của BĐKH đến các phân vùng sinh thái – xã hội ở huyện Giao Thuỷ và gần đây nhất là chuyến thực địa vào các ngày 08 - 10/10/2018 vừa qua.

Nghiên cứu tiền khả thi và Đánh giá tác động xã hội và môi trường của Dự án “Phát triển Nguồn Nhân lực Y tế Giai đoạn 2

Trong khuôn khổ dự án "Phát triển Nguồn Nhân lực Y tế Giai đoạn 2, nhóm chuyên gia ECODE đã tiến hành nhiều chuyến khảo sát thực địa nhằm đánh giá tác động xã hội và môi trường tại khu vực dự án.

Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và xã hội của Dự án Phát Triển nguồn nhân lực Y tế giai đoạn 2

Vừa qua từ ngày 7-17/3/2018, các chuyên gia của ECODE đã thực hiện các chuyến khảo sát, đánh giá trên thực địa tại các địa bàn triển khai dự án là Tp Phủ Lý, tỉnh Hà Nam và Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

Nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của BĐKH đến người dân nông thôn vùng ĐB sông Cửu Long

Cán bộ nghiên cứu của ECODE tham gia nhóm nghiên cứu việc thực hiện khảo sát Baseline về tính dễ bị tổn thương, rủi ro, năng lực và nhu cầu của cộng đồng cũng như vai trò của các sư trụ trì phật giáo trong việc chuẩn bị và ứng phó với thiên tai, BĐKH ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long".

Không khí ở Việt Nam: Phát hiện bụi nano có thể “đầu độc” DNA

Kết quả quan trắc bụi mịn ở Việt Nam gần đây đã phát hiện bụi PM1.0, thậm chí cả bụi nano (≤ 0,1µm). Loại bụi này có thể vượt qua mọi hàng rào ngăn bụi của hệ hô hấp, bít các lỗ trao đổi ôxy ở phế nang, tác động đến cấu trúc DNA.

Nghiên cứu mới nhất

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI