Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tổng hợp cho phát triển xanh khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng trong bối cảnh Biến đổi khí hậu
Các khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQ) tại Việt Nam trong đó có KDTSQ Đất ngập nước Ven biển Liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng đang đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của các địa phương và góp phần phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay, các KDTSQ ở Việt Nam vẫn chưa có cơ chế, chính sách riêng, cụ thể trong hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước, làm cơ sở cho các chiến lược quản lý lâu dài. Trong khi đó, các KDTSQ đều đang chịu nhiều tác động và áp lực đồng thời từ con người – nhu cầu phát triển KT-XH và tự nhiên – biến đổi khí hậu (BĐKH) và các biến động tự nhiên khác. Những tác động này là những thách thức lớn, đe dọa đến các nỗ lực quản lý, nhằm hài hòa các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng khôn khéo dịch vụ hệ sinh thái và phát triển KT-XH trong bối cảnh BĐKH gia tăng. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu theo cách tiếp cận sinh thái-xã hội (SES) và thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái (EbA) được thực hiện tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tiền Hải (Thái Bình) – Vùng lõi của KDTSQ Châu thổ Sông Hồng. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tổng thể về thể chế, chính sách, lồng ghép theo hướng phát triển xanh, nhằm đạt được mục tiêu chung của KDTSQ là thúc đẩy sự hợp tác, học tập, để duy trì các hệ sinh thái khỏe mạnh, bảo đảm phúc lợi của người dân và phát triển kinh tế tiến bộ trong bối cảnh BĐKH hiện nay.
Thông tin chi tiết
Tên file: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tổng hợp cho phát triển xanh khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng trong bối cảnh Biến đổi khí hậu
- Phiên bản: N/A
- Tác giả: Hoàng Thị Ngọc Hà (hahoang.ecode@gmail.com)
- Website hỗ trợ: N/A
- Thuộc chủ đề: N/A
- Gửi lên: N/A
- Cập nhật: N/A
- Người gửi: N/A
- Thông tin bản quyền: ECODE Center
- Dung lượng: 788.91 KB