Skip to content
aa

Khởi động dự án làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản

Sáng ngày 16/05, Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ bio-nano Nhật Bản đã chính thức được khởi động, kỳ vọng sẽ cải thiện được môi trường, giảm ô nhiễm tại sông Tô Lịch.
Sông Tô Lịch chảy qua trung tâm thủ đô, từ một con sông thơ mộng đã trở thành “con sông chết” do hằng ngày phải tiếp nhận đến 150 nghìn m3 nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp xả vào. Ảnh: Cafef.vn

Các chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành lắp đặt bốn hộp thiết bị lọc xuống sông Tô Lịch, đoạn từ ngã tư Bưởi-Hoàng Quốc Việt xuôi về phía Cầu Giấy. Các hộp này đặt chìm dưới nước sẽ tạo ra dòng khí nano khuếch tán vào dòng nước, kích thích các vi sinh vật hoạt động, từ đó giải phóng oxy, xử lý bùn thải, tạo môi trường trong lành hơn. Việc triển khai làm sạch sông Tô Lịch khiến người dân hai bên bờ sông rất phấn khởi.

Hiện tại dự án mới chỉ triển khai một số máy xử lý nước tại đầu nguồn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây. Ảnh: Cafef.vn
 
Các kỹ sư và công nhân hạ thiết bị xử lý ô nhiễm xuống sông Tô Lịch sáng 16/5. Ảnh: Võ Hải.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn lo ngại về việc xả một lượng lớn nước thải trực tiếp ra sông như hiện nay, thì giải pháp mới cũng khó phát huy được tác dụng như mong muốn. Phó giáo sư. Tiến sĩ Lưu Đức Hải (Viện nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng) cho rằng: “Tất cả các giải pháp lòng sông hoặc các giải pháp kiểm soát ô nhiễm là cần bắt đầu từ nguồn, xử lý chỉ là bước tiếp theo.”
Theo các chuyên gia, hiện nay sông Tô Lịch đang tồn tại 3 vấn đề chính, đó là: Mùi hôi thối, lớp bùn dưới đáy sông, và chất lượng nước trong lòng sông. Tuy nhiên, với công nghệ Nhật Bản này, đơn vị vận hành khẳng định sẽ xử lý được triệt để cả 3 yếu tố trên. Ông Nguyễn Tuấn Anh (Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt) khẳng định: “Công nghệ khác không xử lý được, thì công nghệ Nano này hoàn toàn xử lý được tận gốc, triệt để. Đó là mùi sau 3 ngày sẽ hết, bùn sẽ được phân giải thành CO2 và nước, và chất lượng nước sẽ đưa về đạt quy chuẩn Việt Nam. Tốc độ xử lý của công nghệ này bằng 6 lần tốc độ âm thanh cho nên, khi nước thải gặp công nghệ Nano & Bio sẽ được xử lý ngay”. Việc nghiên cứu Công nghệ sinh học xanh sử dụng công nghệ Bio Nano hiện nay đang là hướng phát triển bền vững ở nhiều quốc gia, không chỉ nước thải mà công nghệ Bio Nano còn có thể sử dụng làm sạch dầu tràn trên biển, ô nhiễm không khí, đất. Nếu như lần thí điểm này đạt kết quả khả quan, thì đó sẽ là nền tảng tốt để xử lý ô nhiễm nước ở nhiều địa phương khác cũng đang gặp vấn đề tương tự.
Trong những ngày nắng nóng và ngột ngạt sắp tới, có lẽ người dân thủ đô sẽ “nín thở” để chờ đợi sự thay đổi kỳ diệu như kỳ vọng ở đoạn sông này.

Nguồn tin: vietnamplus.vn

Bài viết cùng chuyên mục

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Sáng ngày 16/05, Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ bio-nano Nhật Bản đã chính thức được khởi động, kỳ vọng sẽ cải thiện được môi trường, giảm ô nhiễm tại sông Tô Lịch.
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Sáng ngày 16/05, Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ bio-nano Nhật Bản đã chính thức được khởi động, kỳ vọng sẽ cải thiện được môi trường, giảm ô nhiễm tại sông Tô Lịch.
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Sáng ngày 16/05, Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ bio-nano Nhật Bản đã chính thức được khởi động, kỳ vọng sẽ cải thiện được môi trường, giảm ô nhiễm tại sông Tô Lịch.
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Sáng ngày 16/05, Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ bio-nano Nhật Bản đã chính thức được khởi động, kỳ vọng sẽ cải thiện được môi trường, giảm ô nhiễm tại sông Tô Lịch.
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Sáng ngày 16/05, Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ bio-nano Nhật Bản đã chính thức được khởi động, kỳ vọng sẽ cải thiện được môi trường, giảm ô nhiễm tại sông Tô Lịch.
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Sáng ngày 16/05, Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ bio-nano Nhật Bản đã chính thức được khởi động, kỳ vọng sẽ cải thiện được môi trường, giảm ô nhiễm tại sông Tô Lịch.

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI