Nguồn: wildlifeday.org
Vào ngày 20 tháng 12 năm 2013, tại phiên họp thứ 68, Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) đã tuyên bố ngày 03 tháng 03 – ngày ký Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES, 1973) – là Ngày Thế giới bảo vệ động vật hoang dã của LHQ và nâng cao nhận thức về các loài động, thực vật hoang dã trên thế giới. Nghị quyết của UNGA cũng chỉ định Ban thư ký CITES là cơ quan điều phối cho việc toàn cầu tuân thủ ngày đặc biệt này theo lịch của LHQ. Ngày Thế giới bảo vệ động vật hoang dã hiện đã trở thành sự kiện thường niên quan trọng nhất trên toàn cầu dành riêng cho các loài sinh vật.
Khoảng 200 đến 350 triệu người sống trong hoặc liền kề với các khu vực có rừng trên khắp thế giới, dựa vào các dịch vụ hệ sinh thái khác nhau do rừng và các loài hoang dã cung cấp cho sinh kế và để đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất của họ, bao gồm thực phẩm, nơi ở, năng lượng và thuốc men.
Nguồn: wildlifeday.org |
Người dân bản địa và cộng đồng địa phương đi đầu trong mối quan hệ cộng sinh giữa con người và rừng, các loài động vật hoang dã sống trong rừng và các dịch vụ hệ sinh thái. Khoảng 28% diện tích rừng trên Trái Đất hiện do người dân bản địa quản lý, bao gồm một số khu rừng còn nguyên vẹn về mặt sinh thái nhất hành tinh. Những không gian này không chỉ là trung tâm của kinh tế và phúc lợi cá nhân mà còn là bản sắc văn hóa của họ. |
Rừng, các loài hoang dã và sinh kế phụ thuộc vào rừng đang là trung tâm của cuộc đa khủng hoảng trên hành tinh mà ta đang phải đối mặt, từ biến đổi khí hậu cho đến suy giảm đa dạng sinh học và những tác động về sức khỏe, xã hội – kinh tế của đại dịch COVID-19.
Nguồn: CapeNature / Dịch: Trung tâm ECODE
Tìm hiểu thêm về World Wildlife Day và CapeNature.
Tác giả bài viết: Nguyen Ha