Skip to content
1 (1)

Phụ nữ huyện Diễn Châu, Nghệ An gửi gắm những thông điệp về môi trường qua hoạt động sinh kế

Thông qua các hoạt động sinh kế như trồng lạc, chế biến thủy sản, nuôi tằm,… phụ nữ tại huyện Diễn Châu, Nghệ An đã bày tỏ mong muốn được đóng góp vào quá trình bảo vệ môi trường, cụ thể là hành động vì rừng ven biển.
Cùng với nam giới, phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động xây dựng môi trường sống xanh hơn, bền vững hơn. Thông qua dự án FMCR …. những phụ nữ tại huyện Diễn Châu đã có cơ hội tiếp cận với những cơ hội đầu tư vì lợi ích của rừng ven biển, một số đề xuất của dự án UN Women tiêu biểu có thể kể đến như: Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất Lạc theo tiêu chuẩn VietGAP; Ứng dụng thiết bị máy hút chân không trong bảo quản sản phẩm tôm nõn, cá, mực phi lê; Cải tiến công nghệ nuôi tằm, vào né và chuyển đổi giống dâu có chất lượng cao.
Đầu tiên, “Thúc đẩy sản xuất xanh, an toàn và thích ứng với khí hậu!” là thông điệp được gửi đến từ đề xuất “Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất Lạc theo tiêu chuẩn VietGAP”. Đề xuất này được đề xuất bởi nhóm Đồng Tâm. Trong đó, nữ giới có 47 người, chiếm 63,5% tổng số thành viên nhóm. Các hoạt động đề xuất gồm có tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật; sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và lạc theo hướng VietGap; hỗ trợ sản xuất phân vi sinh:máy cắt thân lạc và phụ phẩm nông nghiệp; nguyên liệu, phụ gia, vật liệu để sản xuất phân hữu cơ; hỗ trợ cấp giấy chứng nhận sản xuất lạc đạt tiêu chuẩn VietGAP và hội thảo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện của mô hình.
Tiếp theo, đề xuất “Ứng dụng thiết bị máy hút chân không trong bảo quản sản phẩm tôm nõn, cá, mực phi lê” mong muốn “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ nông thôn ven biển trong chuỗi giá trị thủy sản bền vững!”. Đề xuất được thực hiện bởi  của nhóm Cộng đồng Chế biến Thủy sản, với 85 nữ giới, chiếm 70,8% tổng số thành viên. Thông qua đề xuất này, nhóm cộng đồng muốn thực hiện các hoạt động như tập huấn kỹ thuật chế biến và bảo quản hải sản; hỗ trợ 12 máy hút chân không vòi ngoài VS500 cho 12 tổ thành viên trong nhóm và hội thảo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.
Và đề xuất “Cải tiến công nghệ nuôi tằm, vào né và chuyển đổi giống dâu có chất lượng cao” là của Hợp tác xã Dịch vụ Dâu tằm tơ và Nông nghiệp xã Diễn Kim. Hy vọng “Cải tiến công nghệ sản xuất tơ tằm theo hướng tăng trưởng xanh!”, với 85 nữ giới, chiếm 80,9% tổng số thành viên, hợp tác xã đề xuất các hoạt động như xây dựng mô hình nuôi giống tằm tập trung; cải tiến công nghệ vào né và gỡ kén (khảo sát, chuyển giao công nghệ và mua sắm thiết bị); chuyển đổi 15ha giống dâu VH15 (gồm cây giống và tập huấn); thăm quan học tập mô hình sản xuất tốt tương tự.
Những đề xuất đã thể hiện tinh thần tự chủ và tự lập của phụ nữ huyện Diễn Châu, mong muốn phát triển làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp sạch của địa phương, gia tăng thu nhập để có cuộc sống tốt hơn, và nâng cao vị thế của bản thân trong cộng đồng.

Bài viết cùng chuyên mục

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Thông qua các hoạt động sinh kế như trồng lạc, chế biến thủy sản, nuôi tằm,... phụ nữ tại huyện Diễn Châu, Nghệ An đã bày tỏ mong muốn được đóng góp vào quá trình bảo vệ môi trường, cụ thể là hành động vì rừng ven biển.
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Thông qua các hoạt động sinh kế như trồng lạc, chế biến thủy sản, nuôi tằm,... phụ nữ tại huyện Diễn Châu, Nghệ An đã bày tỏ mong muốn được đóng góp vào quá trình bảo vệ môi trường, cụ thể là hành động vì rừng ven biển.
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Thông qua các hoạt động sinh kế như trồng lạc, chế biến thủy sản, nuôi tằm,... phụ nữ tại huyện Diễn Châu, Nghệ An đã bày tỏ mong muốn được đóng góp vào quá trình bảo vệ môi trường, cụ thể là hành động vì rừng ven biển.
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Thông qua các hoạt động sinh kế như trồng lạc, chế biến thủy sản, nuôi tằm,... phụ nữ tại huyện Diễn Châu, Nghệ An đã bày tỏ mong muốn được đóng góp vào quá trình bảo vệ môi trường, cụ thể là hành động vì rừng ven biển.
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Thông qua các hoạt động sinh kế như trồng lạc, chế biến thủy sản, nuôi tằm,... phụ nữ tại huyện Diễn Châu, Nghệ An đã bày tỏ mong muốn được đóng góp vào quá trình bảo vệ môi trường, cụ thể là hành động vì rừng ven biển.
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Thông qua các hoạt động sinh kế như trồng lạc, chế biến thủy sản, nuôi tằm,... phụ nữ tại huyện Diễn Châu, Nghệ An đã bày tỏ mong muốn được đóng góp vào quá trình bảo vệ môi trường, cụ thể là hành động vì rừng ven biển.

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI