Thông qua dự án EmPower, UN Women đã tìm ra những chuyên gia về giới và khí hậu, những người đã thúc đẩy sự thay đổi đối với hành động khí hậu có phản ứng với giới tại các quốc gia Bangladesh, Campuchia và Việt Nam. Sự kiện đã được tổ chức vào ngày nhân quyền nhằm chia sẻ những câu chuyện của các đại diện tiêu biểu thông qua một cuộc triển lãm ảnh ảo. Từ đó nêu bật được tầm quan trọng của việc tương tác có ý nghĩa của nam giới và phụ nữ để đảm bảo rằng bình đẳng giới và quyền con người được lồng ghép vào biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu với thiên tai.
Bà Hoàng Hà, giám đốc ECODE đại diện cho các tổ chức NGO, CSO của Việt Nam tham gia sự kiện
Chương trình có sự tham gia của Đại sứ thiện chí của UNEP; Chuyên gia Chương trình về Giới tính và Biến đổi khí hậu, UN Women ROAP; Chuyên gia Truyền thông về Giới tính và Biến đổi khí hậu, UN Women ROAP; Phó Giám đốc khu vực OIC, UN Women ROAP và ba đại diện đến từ Bangladesh, Campuchia, Việt Nam.
Trong sự kiện, đại biểu đến từ Việt Nam, bà Hoàng Hà đã có phần trình bày câu chuyện của bản thân trong quá trình hoạt động về giới và biến đổi khí hậu với vai trò chuyên gia, người hướng dẫn.
Bà Hoàng Hà trong sự kiện chiều qua, 7/12/2021
Theo dòng thời gian, giám đốc trung tâm ECODE đã nói về trải nghiệm của mình tại dự án bảo tồn ở Vịnh Hạ Long (dự án đầu tiên bà thực hiện), cơ hội để bà tiếp xúc với các vấn đề về giới trong cộng đồng. Qua đó, bà thấy rằng ngoài sự tham gia hạn chế vào việc ra quyết định, phụ nữ và trẻ em gái trong cộng đồng đánh bắt cá đặc biệt có nguy cơ gặp nguy hiểm lớn vì điều kiện sống tồi tệ và kỹ năng sinh tồn hạn chế. Là một cán bộ dự án, bà đã làm việc với tổ chức của mình thiết kế các trò chơi và hoạt động nhằm khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái tìm hiểu thêm về những rủi ro này.
Dự án tại Hạ Long là khởi đầu cho hoạt động về giới và biến đổi khí hậu của bà Hoàng Hà
Tuy nhiên, bà nói thêm:“Thật không may, kiến thức của chúng tôi về giới tính là cơ bản và không phức tạp vào thời điểm đó. Chúng tôi lẽ ra đã có thể can thiệp sâu rộng và thành công hơn nếu chúng tôi có được sự hiểu biết về phương pháp luận như hiện nay ”.
Nhìn lại khoảng thời gian hoạt động về giới và biến đổi khí hậu, trong hơn 20 năm, bà hy vọng sẽ đóng góp cho sự bền vững của các cộng đồng sinh thái. Thông qua việc cung cấp minh chứng về sự chênh lệch giữa những ảnh hưởng mà nam giới và nữ giới phải chịu do tác động của biến đổi khí hậu, bà Hoàng Hà hướng tới tăng cường sự tham gia của cả nam giới và nữ giới trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với khí hậu.
Tăng cường sự tham gia của cả nam giới và nữ giới trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với khí hậu là giá trị bà Hoàng Hà hướng tới