Skip to content
muong-phang

Khu Bảo tồn loài – sinh cảnh cấp quốc gia Mường Phăng, Pá Khoang – Vùng sinh thái đặc thù của Tây Bắc

Điện Biên là một trong số ít tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), nhằm ngăn chặn nguy cơ suy giảm ĐDSH. Trong đó, việc thành lập Khu Bảo tồn (KBT) loài – sinh cảnh cấp quốc gia Mường Phăng – Pá Khoang là sự khởi đầu của nhiệm vụ từng bước hiện thực hóa Quy hoạch ĐDSH đã được HĐND tỉnh Điện Biên phê duyệt.

 

Cảnh quan KBT loài – sinh cảnh cấp quốc gia  Mường Phăng – Pá Khoang
 

Theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Mường Phăng được phân hạng là khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia bởi giá trị lịch sử không chỉ cả nước biết đến, mà còn trên phạm vi thế giới. Tuy nhiên, nếu kết hợp Mường Phăng với Pá Khoang (một hồ nhân tạo, nhưng đã có hơn 40 năm), nơi đây không chỉ trở thành một khu danh thắng hấp dẫn với du khách trong, ngoài nước, mà còn là một KBT loài – sinh cảnh có tính ĐDSH cao với ít nhất một loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu.

Qua một số tài liệu đã công bố, hệ thực vật khu vực Mường Phăng – Pá Khoang có 1.014 loài, thuộc 201 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, đáng chú ý là ngành Khuyết lá thông, một ngành thực vật cổ nhất của hệ thực vật Việt Nam, chỉ duy nhất có 1 họ, 1 chi và 1 loài. Trong số 1.014 loài thống kê được, đã ghi nhận có tới 58 loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (2007). Ở Mường Phăng, có loài tô hạp hương (còn gọi là tô hạp Điện Biên) được GS.TSKH Thái Văn Trừng phát hiện vào năm 1960 ở độ cao 1.355 m là loài mới cho khoa học và đặt tên là Altingia Takhtajanii Trungii để kỷ niệm người thầy của mình là Viện sĩ Takhtajan. Tô hạp hương là cây gỗ lớn, thân thẳng, cao tới 35 m, đường kính thân trên 100 cm, phân bố ở gần lán chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là cây đại thụ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã góp phần ngụy trang bảo vệ Sở chỉ huy, đồng thời cũng làm nên tên tuổi của một nhà khoa học lớn trong ngành Lâm nghiệp nước ta, đó là GS.TSKH Thái Văn Trừng.

Hệ động vật khu vực Mường Phăng – Pá Khoang có 32 loài thú, thuộc 15 họ, 8 bộ, trong đó có 8 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam (2007); 74 loài chim; 17 loài bò sát, thuộc 8 họ, 2 bộ, trong đó có 8 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam (2007) và 12 loài ếch nhái, thuộc 4 họ, 1 bộ.

Trong đó, Pá Khoang là hồ đa chức năng cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt cho cư dân xung quanh khu vực Mường Phăng, phát điện, nuôi thủy sản, phục vụ du lịch, đặc biệt là chức năng điều hòa khí hậu. Với diện tích mặt nước gần 600 ha, hồ Pá Khoang đã góp phần giảm nhiệt cho TP. Điện Biên vào mùa hè, nhất là thời kỳ có gió Lào.

Những năm gần đây, du khách đến thăm hồ Pá Khoang, đã được ngắm đảo hoa với rất nhiều loài hoa đặc trưng như hoa ban, các loài lan, trong đó đáng chú ý là nhóm lan hài. Ngoài các loài hoa trong nước, ở đây cũng có một số loài hoa nhập khẩu như mimosa, hoa anh đào…

Vừa qua, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Festival hoa ban, một loài hoa mang đậm bản sắc của Tây Bắc, Điện Biên. Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa ban làm cho hồ Pá Khoang đẹp lộng lẫy trong mùa xuân, rực rỡ trong mùa hè.

Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng cư dân sống xung quanh với nhiều bài thuốc gia truyền, các sản phẩm mỹ nghệ, nhạc cụ… mang đậm tính địa phương, góp phần làm nên thương hiệu Mường Phăng – Pá Khoang.

Có thể khẳng định, KBT loài – sinh cảnh Mường Phăng – Pá Khoang sẽ là một cảnh quan thu hút du khách trong và ngoài nước về một địa danh lịch sử nổi tiếng, đồng thời, mang đậm dấu ấn về tính ĐDSH, độc đáo của vùng Tây Bắc.

TS. Lê Trần Chấn

Trung tâm Đa dạng và an toàn sinh học

Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 8/2017

Bài viết cùng chuyên mục

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Điện Biên là một trong số ít tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), nhằm ngăn chặn nguy cơ suy giảm ĐDSH. Trong đó, việc thành lập Khu Bảo tồn (KBT) loài - sinh cảnh cấp quốc gia Mường Phăng - Pá Khoang là […]
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Điện Biên là một trong số ít tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), nhằm ngăn chặn nguy cơ suy giảm ĐDSH. Trong đó, việc thành lập Khu Bảo tồn (KBT) loài - sinh cảnh cấp quốc gia Mường Phăng - Pá Khoang là […]
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Điện Biên là một trong số ít tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), nhằm ngăn chặn nguy cơ suy giảm ĐDSH. Trong đó, việc thành lập Khu Bảo tồn (KBT) loài - sinh cảnh cấp quốc gia Mường Phăng - Pá Khoang là […]
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Điện Biên là một trong số ít tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), nhằm ngăn chặn nguy cơ suy giảm ĐDSH. Trong đó, việc thành lập Khu Bảo tồn (KBT) loài - sinh cảnh cấp quốc gia Mường Phăng - Pá Khoang là […]
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Điện Biên là một trong số ít tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), nhằm ngăn chặn nguy cơ suy giảm ĐDSH. Trong đó, việc thành lập Khu Bảo tồn (KBT) loài - sinh cảnh cấp quốc gia Mường Phăng - Pá Khoang là […]
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Điện Biên là một trong số ít tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), nhằm ngăn chặn nguy cơ suy giảm ĐDSH. Trong đó, việc thành lập Khu Bảo tồn (KBT) loài - sinh cảnh cấp quốc gia Mường Phăng - Pá Khoang là […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI