Khu dân cư ven sông Gành Hào, xã Tân Thuận (Cà Mau) đã trở nên hoang phế do bị sạt lở và thuỷ triều dâng
Đặc biệt, các đoạn từ Tiểu Dừa đến Ba Tỉnh dài 25.000 m; từ Ba Tỉnh đến Mũi Tràm dài 17.000 m; Sông Đốc đến cửa Bảy Háp dài 15.000 m. Tại các vị trí sạt lở rất nguy hiểm này, đai rừng phòng hộ còn rất mỏng, một số đoạn không còn rừng. Riêng đối với bờ biển Đông, qua khảo sát hiện có 48.000 m bị sạt lở ở mức độ nguy hiểm và 24.500 m sạt lở ở mức độ rất nguy hiểm.
Nhằm khắc phục sạt lở cũng như xây dựng những giải pháp trước mắt và lâu dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, hiện tỉnh rất cần sự hỗ trợ kinh phí từ Trung ương để có thể thực hiện dự án xây dựng kè tạo bãi, trồng rừng phòng chống sạt lở bờ biển… với tổng mức đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng.
Trước mắt, tỉnh Cà Mau cần hỗ trợ khẩn cấp 200 tỷ đồng để xây dựng các đoạn bờ biển sạt lở nhanh. Cụ thể là các đoạn: Hố Gùi, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, chiều dài 1.000 m; Ô Rô, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, dài 2.000 m; Rạch Rốc, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, chiều dài 3.000 m; Hốc Năng, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, dài 4.000 m.
Bên cạnh đó, với yêu cầu phải di dời gần 4.800 hộ dân ở những nơi có nguy cơ thiên tai cao và cư dân bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu vùng ven sông, ven biển, UBND tỉnh Cà Mau cho biết, sẽ cần thêm nguồn đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng thực các dự án tái định cư, tạo sinh kế cho người dân…