Nghiên cứu cho thấy hầu hết tất cả các sông băng trên thế giới đang tan chảy, ngay cả những sông băng ở Tây Tạng từng ổn định. Ngoại trừ một số ít ở Iceland và Scandinavia được nuôi dưỡng bởi lượng mưa gia tăng, tốc độ tan chảy đang tăng nhanh trên khắp thế giới. Các sông băng tan nhanh nhất ở Alaska và dãy Alps.
Romain Hugonnet – tác giả chính và là nhà nghiên cứu tại Đại học ETH Zurich và Đại học Toulouse cho biết: “Hiện tại, việc gia tăng tình trạng tan băng này đóng vai trò quan trọng đối với những người sống trong khu vực, nhưng nếu sông băng ở Himalaya vẫn tiếp tục thu hẹp hơn nữa, các quốc gia đông dân như Ấn Độ và Bangladesh có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nước hoặc thiếu lương thực trong vài thập kỷ”.
Các sông băng đang ngày càng thu hẹp là vấn đề đối với hàng triệu người đang sống dựa vào băng tan để lấy nước hàng ngày. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất chính là mực nước biển dâng. Các đại dương trên thế giới đang mở rộng do do các tảng băng tan chảy ở Greenland và Nam Cực, thực trạng tan băng đã góp tới 21% mực nước biển dâng tương đương với 0,74 mm một năm.
Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng hình ảnh vệ tinh 3D để kiểm tra tất cả các sông băng trên Trái đất không bao gồm các tảng băng ở Greenland và Nam Cực. Giáo sư Lonnie Thompson – Đại học Bang Ohio cho biết nghiên cứu này đã vẽ nên một “bức tranh đáng báo động”. Các phát hiện chính của nghiên cứu sẽ được đưa vào báo cáo đánh giá sắp tới của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc.
Nguồn tin: nbcnews.com