I. Mở đầu.
Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng,là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình trên toàn cầu tiếp tăng nhanh chưa từng có, đang là mối lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới.
Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mực nước biển dâng cũng như các tác động khác của biến đổi khí hậu. Chính phủ Việt Nam đang kêu gọi hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu và coi là một trong 5 ưu tiên hàng đầu. Các vùng ven biển, đặc biệt là các xã bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc các xã khó khăn luôn cần sự hỗ trợ từ Chính phủ Trung ương do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai như bão, lũ, triều cường và nước biển dâng. Người dân những thôn ven biển của các xã bãi ngang rất sợ bão do những thôn này bị trống trải nên khi có bão gió từ hướng biển thổi vào rất mạnh gây sập nhiều nhà cửa. Những thôn này lại nằm ngoài đê hoặc sát chân đê bão kèm triều cường và nước lũ dâng làm toàn bộ nhà cửa bị ngập trong nước, tường nhà yếu, đồ đạc bị ngâm trong nước, khi đó gió bão thổi vào sẽ làm nhà dễ bị sập, tài sản bị hư hỏng.
II. Sơ bộ về đặc điểm tình hình các xã bãi ngang ven biển của Việt Nam
Bảng 1. Các xã bãi ngang của các tỉnh ven biển Việt Nam
Hình 1. Sơ đồ phân bố các xã bãi ngang ven biển theo các tỉnh
Hình 2. Sơ đồ phân bố các xã bãi ngang ven biển theo vùng ven biển
Bảng 2: Phân bố các xã bãi ngang theo vùng
III. Nhận dạng BĐKH và NBD dựa vào cộng đồng
Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng, được áp dụng để tham vấn ý kiến nhân dân và cán bộ đại phương.
Bảng 3.Các công cụ được chọn lựa tham vấn cộng đồng
TT
|
Công cụ sử dụng
|
Thông tin cần thu thập
|
1
|
Lịch sử thôn bản
|
– Lịch sử hình thành thôn bản
– Các thiên tai chính đã xảy ra với cộng đồng địa phương
|
2
|
Sơ đồ thôn bản
|
· Xác định những khu vực trong thôn/ xã bị rủi ro cao
· Xác định những nguồn lực ở địa phương có thể sử dụng để phòng chống thiên tai
· Xác định những cá nhân/ nhóm dễ bị tổn thương
· Xác định những cá nhân/ nhóm ít được tiếp cận với các nguồn lực của địa phương
|
3
|
Lịch thời vụ
|
-Các hoạt động sản xuất, xã hội của cộng đồng
-Các hiện tượng thời tiết cực đoan
-Thay đổi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và hoạt động sản xuất khi có BĐKH
|
4
|
Lịch sử diễn biến thiên tai ở địa phương
|
– Nghiên cứu lịch sử thiên tai xảy ra tại cộng đồng và ảnh hưởng của nó đến cộng đồng
– Phương pháp/giải pháp thích ứng của cộng đồng
|
5
|
Sắp xếp thứ tự ảnh hưởng của các thiên tai
|
– Xác định mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến cộng đồng
|
6
|
Phân tích SWOT
|
– SWOT 1: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức đối với các hoạt động kinh tế của địa phương
– SWOT 2: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với các hoạt động thích ứng với BĐKH ở địa phương
|
7
|
Phân tích cây vấn đề
|
– Xác định các vấn đề ảnh hưởng đế đời sống kinh tế của cộng đồng cóliên quan mật thiết đến BĐKH
– Sắp xếp các vần đề theo trật tự logic
|
8
|
Phân tích cây mục tiêu
|
– Xác định các mục tiêu và các giải pháp cần thực hiện có liên quan đến BĐKH
– Sắp xếp các giải pháp theo trật tự logic
|
9
|
Sắp xếp thứ tự ưu tiên với các giải pháp
|
– Đánh giá mức độ hiệu quả của các giải pháp
|
10
|
Xây dựng kế hoạch phát triển thôn bản
|
– Kế hoạch hang động và vai trò, chức năng của các bên
|
Nghiên cứu thí điểm.
Xã Phước Thuận huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định thuộc vùng ven biển Nam Trung Bộ nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt, triều cường thường xuyên bị phá hủy nhà cửa và gây chết người. Xã có 8 thôn (hình 3). Hai thôn Diêm Vân, Bình Thái được chọn làm đại diện cho các thôn sát với biển. Trong toàn xã chỉ có thôn Diêm Vân có sản xuất muối nên thôn này được chọn để xem xét ảnh hưởng của thiên tai tới nghề sản xuất muối. Thôn Bình Thái là thôn điển hình cho các thôn ven biển nên được chọn để nghiên cứu. Lộc Hạ và Phổ Trạch là hai thôn được chọn làm đại diện cho các thôn có sản xuất lúa đồng thời có nuôi trồng và dánh bắt thủy hải sản nên được chọn nghiên cứu.
Mô tả các thiên tai thường gặp tại xã Phước Thuận
Bão. Bão thường gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhân dân các xã bãi ngang. Bão đi kèm lũ và triều cường nên gây thiệt hại lớn, gây ngập lụt thời gian dài. Tố lốc gây thiệt hại về người và tài sản, đôi khi gây chết người.
Lũ lụt. Tình trạng ngập lụt rất nặng nề, đặc biệt với các xã bãi ngang miền Bắc và Nam Trung Bộ. Những năm gần đây, do khu vực đầu nguồn rừng đã bị chặt phá nhiều, địa hình của khu vực đầu nguồn lại khá dốc nên khi có mưa to ở đầu nguồn lũ về rất nhanh. Người dân cũng cho biết, những năm gần đây, ngoài cường độ mạnh hơn, lũ cũng kéo dài hơn và lũ muộn hơn.
Triều cường. Trìều cường vụ tháng 11 to hơn do có ảnh hưởng của gió Đông, Đông Bắc. Mực triều cường những năm gần đây cao 0,2-0,3m so với năm năm trước. Nếu so với mốc triều cường mười năm trước, mức triều cường đã cao hơn 0,6-0,7m. Người dân thường sử dụng chiều cao móng nhà mình hoặc chiều cao của cửa sổ nhà để làm mốc đo mức tăng của triều cường vì triều cường dâng làm ngập sân hoặc thậm chí ngập vào nhà của các hộ ngoài đê.
Triều cuờng gây thiệt hại lớn tới tài sản của dân ở ngoài đê và các hộ ven đê biển quốc gia. Triều cường cũng gây ngập nhà cửa và tài sản của những hộ ngoài đê và một số hộ ven đê.
Tác động của thiên tai tới cộng đồng dân cư xã .Mức độ ảnh hưởng của thiên tai tới đời sống người dân ở các thôn xã khác nhau có sự khác biệt. Do đặc thù về điều kiện địa lý và các nghành nghề sản xuất chính nên các thôn ven biển như Diêm Vân, Bình Thái bị ảnh hưởng rất nặng nề của bão, lũ và triều cường nhưng không chịu ảnh hưởng nhiều của hạn hán, thậm chí hạn hán còn là điều kiện thụân lợi cho nghề sản xuất muối của thôn Diêm Vân.
Bảng 4. Tác động của thiên tai tới đời sống cộng đồng xã Phước Thuận
Thiên tai
|
Ảnh hưởng
|
Bão
|
– Nhà sập, tốc mái
– Chết người
– Bão đi kèm lũ làm thôn bị cô lập, đi lại khó khăn, nguy hiểm, thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt;
– Đường bị sạt lở, hỏng;
– Đường điện bị hư hỏng gây mất điện hàng tuần
– Đường nước bị hư hỏng gây mất nước cả tùân
– Hồ nuôi tôm cá bị vỡ bờ bao, mất tôm cá chưa kịp thu và vụ sau phải đắp lại bờ gây tốn kém tiền của
– Đồng muối bị sa bồi, thủy phá; bão đi kèm lũ còn làm ngập, trôi mất muối dự trữ.
– Sập vỡ ghe thuyền;
– Cây cối đổ;
– Tinh thần, tâm lý của dân rối loạn.
|
Lũ
|
– Khi có lũ, bị chìm trong nước, giao thông đường bộ bị cắt đứt, dân bị cô lập, đi lại khó khăn, nguy hiểm
– Khi lũ, nhà bị ngập trong nước làm tường yếu gây sập nhà; tài sản của dân như lúa, gạo, đồ đạc bị ngập và hư hỏng
– Chết, mất gia súc gia cầm;
– Lũ làm trôi mất tôm, cua cá;
– Lũ gây lở bờ khu nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn
– Lũ gây ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản làm tôm cá chết
– Ngập muối gây mất mùa muối;
– Phải xạ lại lúa nhiều lần, mất giống;
– Ruộng bị rửa trôi, xói mòn, mất chất dinh dưỡng;
– Phải bỏ vụ lúa Thu – Đông;
– Lũ làm ngập các bể chứa nước, hỏng đường ống, không có nước sạch, dân phải đi mua nước ở khu kinh tế Nhơn Hội;
– Bị bệnh tật: tiêu chảy, mắt đỏ;
– Lũ làm cầu, đường sụt xuống;
– Học sinh nghỉ học cả tuần;
– Sau lũ, môi trường sống bị ô nhiễm.
|
Triều cường
|
– Triều cường làm ngập nhà một số hộ ở ngoài đê
– Làm ngập tràn đường đi khu vực ngoài đê
– Triều cường dâng cao làm mất tôm cua cá.
– Sạt lở bờ nuôi tôm cá
– Triều cường vụ hè có năm dâng cao làm thất thu muối;
– Rụộng bị ngập mặn, hỏng ruộng;
– Làm nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn.
|
Bảng 5. Các vấn đề bức xúc do hậu quả của thiên tai của xã
Vấn đề bức xúc
|
Mức độ bức xúc
|
Lý do
|
Thiếu điện, nước sạch
|
1
|
– Đường điện, đường ống dẫn nước bị phá huỷ
|
Thôn bị cô lập
|
2
|
– Mất khả năng liên hệ với bên ngoài
|
Ao đầm nuôi trồng thuỷ sản bị phá huỷ
|
3
|
Gây thất thu, phải mất nhiều công tu bổ
|
Đường giao thông thôn bị phá
|
4
|
Đi lại khó khăn, mất nhiều công tu bổ
|
Nhà cửa bị phá hoại
|
5
|
Không đủ tiền để tu bổ, xây dựng lại
|
Không đánh bắt được thuỷ sản
|
6
|
Không có nguồn thu (50% người dân trong xã sống bằng nghề khai thác thủy sản)
|
Môi trường ô nhiễm
|
7
|
Ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến nuôi trồng thuỷ sản, giảm nguồn hải sản ở khu vực đánh bắt.
|
Bảng 6. Mức độ ảnh hưởng của thiên tai tại các thôn phía ngoài đê biển quốc gia
Thiên tai
|
Mức nghiêm trọng
|
Thứ tự
|
Lý do
|
Bão
|
Rất nghiêm trọng
|
1
|
Làm sập nhà, chết người
|
Lũ
|
Nghiêm trọng
|
2
|
Phá huỷ ao, đầm nuôi, thôn bị cô lập, môi trường ô nhiễm..
|
Triều cường
|
Ít nghiêm trọng
|
3
|
Chỉ ảnh hưởng một số hộ ven đê khu đông
|
Bảng 7. Mức độ ảnh hưởng của thiên tai tại các thôn phía trong đê biển quốc gia
Thiên tai
|
Mức nghiêm trọng
|
Thứ tự
|
Lý do
|
Bão
|
Nghiêm trọng
|
2
|
Làm đổ nhà, gãy cây cối, phá huỷ mùa màng, đe doạ tính mạng con người
|
Lũ
|
Rất nghiêm trọng
|
1
|
Ruộng đất bị sạt lở, sa bồi, sói mòn, rửa trôi ảnh hưởng đến sản xuất. Nhà cửa hoa màu bị hỏng, gia súc bị chết, mất, giao thông bị phá huỷ.
|
Triều cường
|
Không ảnh hưởng
|
3
|
Không quan tâm
|