Skip to content
thumb_plastic_1_741526

Nhựa nano – Có phải là một vấn đề đang bị đánh giá thấp?

Những cơn càn quét khổng lồ của rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương trên thế giới với những hậu quả tàn khốc đối với cư dân hành tinh – là kết quả của lối sống hiện đại của chúng ta. Quá trình phong hóa và suy thoái tạo ra vô số hạt nhỏ (vi hạt) hiện có thể được phát hiện trong hầu hết các hệ sinh thái. Nhưng những hạt nhỏ nhất trong số chúng – nhựa nano, có thể nguy hiểm đến mức nào?
Vi nhưa (hay còn gọi là Microplastics) hiện diện ở khắp mọi nơi, các nhà khoa học có thể phát hiện ra hàng nghìn hạt nhựa siêu nhỏ với kích cỡ từ micro đến milimét ở bất kỳ nơi nào – những hồ nước xa xôi trên núi, tại băng biển Bắc Cực, sâu dưới đáy đại dương hay trong các mẫu không khí, thậm chí là ở các loài cá biển mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Loại vi nhựa này còn được coi là một trong những đặc điểm xác định điểm khởi đầu của kỷ Anthropocene (Tiếng Việt: Kỷ Nhân Sinh), thời đại của Trái đất khi con người bắt đầu có các hoạt động có ảnh hưởng đến khí hậu và hệ sinh thái toàn cầu.

Các hạt nhựa có kích cỡ nhỏ hơn 5 mm được gọi là vi nhựa. Những hạt nhỏ hơn với cỡ bằng hoặc bé hơn 100 nm (1/10.000 mm) được gọi là nhựa nano – nanoplastic. Chúng nhỏ đến mức mà bạn không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường, hay thậm chí là dưới kính hiển vi quang học thông thường.

Vi nhựa nói chung được hình thành do quá trình phong hóa và phân hủy sinh học hoặc vật lý hóa từ các sản phẩm nhựa vĩ mô, như rác thải nhựa trong đại dương. Và hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy quá trình suy thoái, phân chia này sẽ chỉ dừng lại ở kích cỡ micromet. Do đó, càng ngày càng có nhiều lo ngại về những tác động có hại mà nhựa nano có thể gây ra cho các hệ sinh thái khác nhau. Nhà nghiên cứu Bernd Nowack thuộc Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Vật liệu liên bang Thụy Sĩ (EMPA), từ lâu đã nghiên cứu về dòng vật chất của các hạt vi mô và nano tổng hợp, ví dụ như từ vải hoặc từ lốp xe bị mài mòn, cho biết: “Nhiều báo cáo truyền thông, đôi khi được truyền tải một cách cảm tính, cho rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng mà chúng ta cần phải đối mặt”. Nhưng Nowack cho biết, hiện tại tuyên bố này khó có thể chứng minh được bằng khoa học: “Chúng tôi thậm chí còn không biết có bao nhiêu nhựa nano trong các hệ sinh thái khác nhau.”

Lỗ hổng kiến thức rất lớn …
Công nghệ đo lường hiện nay rất khó xác định các hạt nano nhân tạo làm từ nhựa trong các mẫu môi trường có hàng nghìn hàng nghìn hạt (tự nhiên) có kích thước tương tự nhau. Denise Mitrano thuộc đại học ETH Zurich cho biết: Trước tiên chúng ta phải phát triển các phương pháp phân tích phù hợp, sau đó sẽ cần tìm ra chính xác nguy cơ mà các hạt vi nhựa nhỏ bé – mà các hạt này khác biệt đáng kể về thành phần hóa học – gây ra cho con người và môi trường, hay nói cách khác: chúng nguy hiểm đến mức nào.”. Nowack nói thêm, “Vì vậy, chúng ta không thể nói đây là một vấn đề nghiêm trọng – nhưng cũng chưa thể nói rằng chúng ta không cần để tâm nó.”
Đó là bởi vì các hạt càng nhỏ càng có nhiều khả năng tiếp cận các cơ quan và mô mà các hạt lớn không thể tiếp cận được. Ví dụ, hàng rào máu não hoặc nhau thai ngăn các hạt và đại phân tử đi qua để bảo vệ các mô và cơ quan “đằng sau” chúng, tức là não và thai nhi,… khỏi các nguy hiểm tiềm tàng như vi rút và vi khuẩn. Peter Wick, người đứng đầu phòng thí nghiệm Tương tác Sinh học – Hạt của EMPA, người nghiên cứu sự tương tác của các nhựa nano với các hệ thống sinh học, cho biết: “Khi chúng ta ăn phải các hạt vi nhựa có kích cỡ bình thường, chẳng hạn qua đường thức ăn, chúng có thể không đi vào máu hoặc não, mà sẽ chỉ đơn giản là bài tiết trở lại. “Nhưng với hạt vi nhựa kích cỡ nano, chúng tôi chưa thể chắc chắn như vậy.”

… và rất cấp thiết cần được nghiên cứu thêm
Mitrano, Wick và Nowack kết luận: “Hiện nay còn nhiều những lỗ hổng lớn về kiến thức, do đó nghiên cứu về nhựa nano phải được đẩy mạnh và tăng cường. Tuy nhiên, việc này nên được thực hiện một cách có hệ thống và rộng rãi nhất có thể – và với một cái đầu lạnh. Sau cùng thì, các chất ô nhiễm tiềm tàng không hẳn lúc nào cũng thật sự nguy hiểm như những giả định ban đầu. Wick nói: “Xã hội của chúng ta ban đầu đều có một thái độ “không chấp nhận rủi ro” đối với nhiều thứ mới và chưa được biết đến. Và cũng là điều dễ hiểu, ông nói thêm, đặc biệt là trong trường hợp của nhựa nano, bởi vì suy cho cùng, “ai lại muốn có nhựa ở trong thực phẩm của mình chứ?”
Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề này thực ra lại đơn giản (ít nhất là trên lý thuyết) nhưng cũng rất phức tạp. Một mặt, một tỷ lệ lớn các hạt nhựa nano được tạo ra do sự suy thoái của nhựa vĩ mô và vi nhựa kích thước thường. Do đó, ít nhựa hơn trong môi trường sẽ giúp làm giảm lượng nhựa nano, và mỗi người trong chúng ta đều có thể góp phần ngăn chặn việc gây ô nhiễm môi trường bằng việc giảm thải rác thải nhựa. Mặt khác, nhựa nano có thể được tạo ra trong quá trình sử dụng các sản phẩm nhựa hàng ngày – ví dụ, thông qua quá trình mài mòn – mà người dùng cũng không thể làm gì khác được với nó. Thực sự thì xã hội của chúng ta đã phụ thuộc quá nhiều vào nhựa tới mức mà không thể sống thiếu nó. Bernd Nowack nói: “Các loại nhựa đã mang lại nhiều mặt tích cực cho cuộc sống chúng ta.”

Nguồn tin: Swiss Federal Laboratories for Materials Science and Technology (EMPA)

Bài viết cùng chuyên mục

Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Những cơn càn quét khổng lồ của rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương trên thế giới với những hậu quả tàn khốc đối với cư dân hành tinh – là kết quả của lối sống hiện đại của chúng ta. Quá trình phong hóa và suy thoái […]
“Thế giới cần đến khoa học, khoa học cần đến phụ nữ” – UNESCO (2015)
Những cơn càn quét khổng lồ của rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương trên thế giới với những hậu quả tàn khốc đối với cư dân hành tinh – là kết quả của lối sống hiện đại của chúng ta. Quá trình phong hóa và suy thoái […]
ĐÔ THỊ VEN BIỂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Những cơn càn quét khổng lồ của rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương trên thế giới với những hậu quả tàn khốc đối với cư dân hành tinh – là kết quả của lối sống hiện đại của chúng ta. Quá trình phong hóa và suy thoái […]
24 chính sách khẩn cấp để bảo vệ các hệ sinh thái
Những cơn càn quét khổng lồ của rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương trên thế giới với những hậu quả tàn khốc đối với cư dân hành tinh – là kết quả của lối sống hiện đại của chúng ta. Quá trình phong hóa và suy thoái […]
Đại dương cũng thải ra khí nhà kính
Những cơn càn quét khổng lồ của rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương trên thế giới với những hậu quả tàn khốc đối với cư dân hành tinh – là kết quả của lối sống hiện đại của chúng ta. Quá trình phong hóa và suy thoái […]
Phương pháp đánh giá thiệt hại thiên tai, khí hậu tại Úc
Những cơn càn quét khổng lồ của rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương trên thế giới với những hậu quả tàn khốc đối với cư dân hành tinh – là kết quả của lối sống hiện đại của chúng ta. Quá trình phong hóa và suy thoái […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI