Nghiên cứu của họ chỉ ra rằng lượng khí thải đã giảm khoảng 7% trong năm nay. Pháp và Anh chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất, chủ yếu là do việc phong toả quốc gia để đối phó với làn sóng nhiễm trùng thứ hai. Hàng không trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh hạn chế và đến cuối năm nay, dự kiến lượng khí thải từ lĩnh vực này sẽ vẫn thấp hơn mức của năm 2019 là 40%.
Sự sụt giảm khí thải từ hàng không vẫn rất lớn trong tháng 12
Việc sử dụng than đá đã giảm trong thập kỷ qua. Thay thế bới các loại năng lượng sạch khác
Sự sụt giảm khí thải từ hàng không vẫn rất lớn trong tháng 12
Một quốc gia đi ngược lại xu hướng này chính là Trung Quốc. Trung Quốc đã dần phục hồi từ nhiều đợt song Covid khiến cho tổng lượng khí thải có thể tăng trong cuối năm nay. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu ước tính rằng lượng phát thải tại quốc gia này giảm 1,7% trong năm nay nhưng một số phân tích khác cho thấy Trung Quốc đã phục hồi từ Covid-19 nên sản lượng carbon tổng thể có thể tăng lên.
Các nhà nghiên cứu tin rằng sự sụt giảm nghiêm trọng sau phản ứng của đại dịch có thể ẩn chứa sự sụt giảm carbon lâu dài hơn, liên quan nhiều hơn đến các chính sách khí hậu.
Trước đây, mức tăng phát thải CO2 toàn cầu hàng năm đã giảm từ khoảng 3% trong những năm đầu thế kỷ xuống còn khoảng 0,9% trong những năm 2010. Phần lớn sự thay đổi này là do việc từ bỏ sử dụng than đá như một nguồn năng lượng chính.
Việc sử dụng than đá đã giảm trong thập kỷ qua. Thay thế bới các loại năng lượng sạch khác
Trong khi việc giảm hơn hai tỷ tấn CO2 vào năm 2020 là điều đáng hoan nghênh, giới khoa học tin rằng để đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris sẽ cần cắt giảm tới hai tỷ tấn mỗi năm trong thập kỷ tới.
Nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Earth System Science Data.
Nguồn tin: BBC news