Skip to content
ho

Chung tay bảo tồn loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng

Hơn 100 năm về trước, hổ có thể được tìm thấy ở những nơi như Bán đảo Triều Tiên, miền Nam Trung Quốc và đảo Java ở Indonesia. Nhưng đến nay, hổ đã tuyệt chủng ở nhiều quốc gia, ước tính chỉ còn xấp xỉ 3900 cá thể vào năm 2016 và cư trú tại khoảng 5% diện tích mà chúng đã từng sinh sống. Một trong những nguyên nhân hàng đầu của sự suy giảm này là nạn săn trộm hổ để buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp.
Theo bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, Quản lý Chương trình Chống Buôn bán các loài Hoang dã thuộc WWF – Việt Nam, ước tính nước ta có 300 cá thể hổ đang bị nuôi nhốt trong số khoảng 8.000 cá thể khác đang bị nuôi nhốt tại trên dưới 300 cơ sở ở châu Á.

Trước nguy cơ loài hổ đang đứng trên bờ tuyệt chủng, Việt Nam đã đưa Hổ vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và mọi hành vi vi phạm đối với cá thể đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 244 Bộ luật Hình sư về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.

Trong Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014 – 2022, Việt Nam đã đặt mục tiêu Bảo vệ, bảo tồn hổ, sinh cảnh và con mồi của hổ, góp phần ngăn chặn sự suy giảm, từng bước phục hồi, cải thiện và tăng số lượng hổ tự nhiên đến năm 2022. Chương trình tập trung vào các khu vực có khả năng còn hổ sinh sống, cũng như các khu vực có tiềm năng phục hồi hổ như: Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), Pù Mát (Nghệ An), Yok Đôn (Đắk Lắk), Chư Mom Ray (Kon Tum) và các khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp (Sơn La), Sông Thanh (Quảng Nam).

Với những nỗ lực nêu trên, Tiến sỹ Benjamin Rawson, Giám đốc Bảo tồn và Phát triển Chương trình, WWF đã đánh giá “Việt Nam có đủ khả năng và nguồn lực để giúp phục hồi quần thể hổ ở Đông Nam Á bằng việc chấm dứt buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp hổ ở Việt Nam; loại bỏ các trang trại hổ hiện đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nỗ lực giảm cầu đối với các sản phẩm từ hổ; tăng cường nguồn lực cho các khu bảo tồn để ngăn chặn săn trộm và phục hồi quần thể thú mồi của hổ nhằm chuẩn bị môi trường sống đầy đủ và an toàn cho việc tái thả hổ tại Việt Nam trong tương lai”.

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết. “Mặc dù dấu vết về hổ tại Việt Nam trong tự nhiên gần như không thấy, nhưng Việt Nam vẫn đang và có thể đóng góp vào công cuộc khôi phục loài hổ ở Đông Nam Á thông qua các nỗ lực đang được triển khai như bảo vệ và khôi phục các sinh cảnh và hệ thú mồi của hổ, chấm dứt việc nuôi nhốt hổ không vì mục đích bảo tồn và giảm nhu cầu tiêu tiêu thụ các sản phẩm của hổ”.

Với những nỗ lực, cam kết của những người đứng đầu chính phủ, sự chung tay của cộng động và các tổ các tổ chức bảo tồn, mong rằng hổ sẽ có một không gian sống an toàn và sớm được trở lại với thiên nhiên.


Nguồn ảnh: ThienNhien.net

Từ năm 2010, ngày 29/7 hàng năm đã được chọn là “Ngày quốc tế về bảo tồn hổ” nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về việc bảo tồn sự sống của loài hổ – loài ĐVHD đặc biệt nguy cấp đang đứng trước bờ tuyệt chủng do nạn săn bắt trái phép. Hổ bị buôn bán chủ yếu để lấy xương làm cao hổ cốt vì nhiều người vẫn còn mù quáng tin rằng cao hổ có thể chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương, khớp. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng chữa bệnh của cao hổ. Những niềm tin vô căn cứ này đã và đang thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ, sử dụng cao hổ và tạo điều kiện cho những đối tượng buôn bán cao hổ trái phép lợi dụng để trục lợi, đẩy loài hổ đến gần hơn với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên.

Nguồn tin: WWF

Bài viết cùng chuyên mục

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Hơn 100 năm về trước, hổ có thể được tìm thấy ở những nơi như Bán đảo Triều Tiên, miền Nam Trung Quốc và đảo Java ở Indonesia. Nhưng đến nay, hổ đã tuyệt chủng ở nhiều quốc gia, ước tính chỉ còn xấp xỉ 3900 cá thể vào năm […]
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Hơn 100 năm về trước, hổ có thể được tìm thấy ở những nơi như Bán đảo Triều Tiên, miền Nam Trung Quốc và đảo Java ở Indonesia. Nhưng đến nay, hổ đã tuyệt chủng ở nhiều quốc gia, ước tính chỉ còn xấp xỉ 3900 cá thể vào năm […]
NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TRONG THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH
Hơn 100 năm về trước, hổ có thể được tìm thấy ở những nơi như Bán đảo Triều Tiên, miền Nam Trung Quốc và đảo Java ở Indonesia. Nhưng đến nay, hổ đã tuyệt chủng ở nhiều quốc gia, ước tính chỉ còn xấp xỉ 3900 cá thể vào năm […]
ĐÔ THỊ VEN BIỂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hơn 100 năm về trước, hổ có thể được tìm thấy ở những nơi như Bán đảo Triều Tiên, miền Nam Trung Quốc và đảo Java ở Indonesia. Nhưng đến nay, hổ đã tuyệt chủng ở nhiều quốc gia, ước tính chỉ còn xấp xỉ 3900 cá thể vào năm […]
TẬP HUẤN THÍ ĐIỂM “TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO KHU VỰC ĐÔ THỊ/CẬN ĐÔ THỊ VEN BIỂN” TẠI THANH HÓA.
Hơn 100 năm về trước, hổ có thể được tìm thấy ở những nơi như Bán đảo Triều Tiên, miền Nam Trung Quốc và đảo Java ở Indonesia. Nhưng đến nay, hổ đã tuyệt chủng ở nhiều quốc gia, ước tính chỉ còn xấp xỉ 3900 cá thể vào năm […]
XÂY DỰNG BỘ BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN VỀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Hơn 100 năm về trước, hổ có thể được tìm thấy ở những nơi như Bán đảo Triều Tiên, miền Nam Trung Quốc và đảo Java ở Indonesia. Nhưng đến nay, hổ đã tuyệt chủng ở nhiều quốc gia, ước tính chỉ còn xấp xỉ 3900 cá thể vào năm […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI