Skip to content
rhino4_zkvf

“Đại sứ Tê giác” đã đến Việt Nam

Sau thành công của “Đại sứ Tê giác” tại các trường trung học và phổ thông ở Nam Phi và Hoa Kỳ. Lần này, dự án “Đại sứ Tê giác” đã đến Việt Nam với kỳ vọng dự án sẽ nâng cao nhận thức, mức độ cam kết của giới trẻ trong việc bảo tồn Tê giác, thông qua việc đăng kí trở thành đại sứ bảo vệ Tê giác.

Trao đổi với Tin Môi trường, ông Paul Dutton, thành viên của Hiệp hội kiểm lâm Nam Phi, cũng là người khởi xướng nên dự án “đại sứ Tê giác” là người đã nhiều năm tâm huyết với công tác bảo vệ ĐVHD nói chung và Tê giác nói riêng lo lắng rằng: Thông qua rất nhiều nỗ lực cải thiện và biện pháp an ninh, lượng tê giác đã tăng trở lại trong vòng nửa thế kỉ qua, không những đủ để chúng tôi phân bố chúng cho các vùng sinh quyển Trung và Nam Phi, mà còn có thể đưa các cá thể tê giác tới những vùng bảo tồn mới. Cụ thể, từ những năm đầu 1950, chúng ta chỉ có 400 cá thể. Song đến nay, chúng ta đã có xấp xỉ 20,000 cá thể. Tuy nhiên, tin xấu là nếu chúng ta không ngăn chặn nạn săn bắn tê giác ngay lập tức – nếu việc mỗi ngày có 03 cá thể tê giác bị bắn hạ tiếp tục diễn ra, loài tê giác sẽ bị xóa sổ khỏi Trái đất vào năm 2021 giống như Voi Mamut hay Khủng Long .”


Nam Phi là cái nôi của Tê giác trên Thế giới, cũng như Tê giác mang một giá trị to lớn, biểu tượng của đất nước Nam phi, rất nhiều du khách đến với Nam Phi chỉ để được nhìn thấy 05 con thú lớn đặc trưng của Nam Phi, trong đó có Tê giác, vì vậy việc bảo vệ Tê giác không chỉ mang tính chất nhân văn mà còn là vấn đề sống còn với Nam Phi. Đặc biệt, việc bảo vệ Tê giác ngay từ hôm nay cũng là “cơ hội để trẻ em trên Thế giới có thể được nhìn ngắm Tê giác trong tương lai”.

 

“Đại[-]sứ[-]Tê[-]giác”[-]đã[-]đến[-]Việt[-]Nam

Năm 2021, Tê giác sẽ biến mất hoàn toàn khỏi Trái đất nếu không có biện pháp bảo vệ và ngăn chặn nạn săn bắt Tê Giác kịp thời.


Trước nguy cơ đó, Paul Dutton đã khởi xướng nên “Đại sứ Tê giác” và tạo được hiệu ứng rất tốt ở rất nhiều trường học tại Nam Phi và Mỹ. Trong chuyến đi đến Việt Nam lần này ông cho biết: “Tôi đặc biệt tới Việt Nam lần này, để tiếp cận giới trẻ ở đây. Tôi mong nhận được sự giúp đỡ của những người trẻ trong công cuộc đấu tranh chống lại sự tuyệt chủng của loài tê giác. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước 2 cuộc chiến, cuộc chiến thứ nhất, chính là cuộc chiến chống thợ săn trộm từ chính đất nước tôi và từ đất nước bạn bè. Đó là một thảm kịch khi những kiểm lâm và người lính như chúng tôi, hàng ngày, đều phải chứng kiến cảnh những chú tê giác bị bắn hạ hoặc bị thương đến chết, để lại những con non yếu ớt phía sau. Cuộc chiến thứ hai đang diễn ra ngay tại đây, trên chính đất nước Việt Nam này. Như các bạn đã biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ sừng tê giác trái phép lớn trên thế giới” .


Trong dự án lần này tại Việt Nam, ông chủ yếu tập trung vào giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bạn trẻ tại các trường Trung- Đại học, bởi các bạn trẻ tuy không phải là những người trực tiếp sử dụng sừng Tê giác, nhưng khi hiểu được sừng Tê giác không phải là một loại “thần dược” mà chỉ đơn thuần giống như tóc và móng tay của con người thì chính các em sẽ là lực lượng tuyên truyền hiệu quả nhất đến những người thân trong gia đình của các em.


Cũng thông qua dự án lần này, mỗi thành viên tham gia vào “Đại sứ Tê giác”sẽ được cấp chứng chỉ Tê giác, đây được coi như một động lực tuyệt vời, một lời nhắc nhở để lan truyền đi thông điệp bảo vệ Tê giác.


Ông Paul Dutton tin tưởng rằng: “Việt Nam có đủ nguồn lực, tài năng và sự quan tâm để dự án có thể thành công tốt đẹp. Đó sẽ là một phước lành cho các thế hệ tương lai, khi chúng luôn an tâm rằng: Loài tê giác luôn tồn tại trên Trái đất này, mãi mãi”.

 

“Đại[-]sứ[-]Tê[-]giác”[-]đã[-]đến[-]Việt[-]Nam

Chứng nhận “Đại sứ Tê giác”.

 
PHƯƠNG THẢO /Tinmoitruong.vn

Similar posts

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Sau thành công của “Đại sứ Tê giác” tại các trường trung học và phổ thông ở Nam Phi và Hoa Kỳ. Lần này, dự án “Đại sứ Tê giác” đã đến Việt Nam với kỳ vọng dự án sẽ nâng cao nhận thức, mức độ cam kết của giới […]
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Sau thành công của “Đại sứ Tê giác” tại các trường trung học và phổ thông ở Nam Phi và Hoa Kỳ. Lần này, dự án “Đại sứ Tê giác” đã đến Việt Nam với kỳ vọng dự án sẽ nâng cao nhận thức, mức độ cam kết của giới […]
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Sau thành công của “Đại sứ Tê giác” tại các trường trung học và phổ thông ở Nam Phi và Hoa Kỳ. Lần này, dự án “Đại sứ Tê giác” đã đến Việt Nam với kỳ vọng dự án sẽ nâng cao nhận thức, mức độ cam kết của giới […]
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Sau thành công của “Đại sứ Tê giác” tại các trường trung học và phổ thông ở Nam Phi và Hoa Kỳ. Lần này, dự án “Đại sứ Tê giác” đã đến Việt Nam với kỳ vọng dự án sẽ nâng cao nhận thức, mức độ cam kết của giới […]
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Sau thành công của “Đại sứ Tê giác” tại các trường trung học và phổ thông ở Nam Phi và Hoa Kỳ. Lần này, dự án “Đại sứ Tê giác” đã đến Việt Nam với kỳ vọng dự án sẽ nâng cao nhận thức, mức độ cam kết của giới […]
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Sau thành công của “Đại sứ Tê giác” tại các trường trung học và phổ thông ở Nam Phi và Hoa Kỳ. Lần này, dự án “Đại sứ Tê giác” đã đến Việt Nam với kỳ vọng dự án sẽ nâng cao nhận thức, mức độ cam kết của giới […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI