Kịp thời cập nhật tác động của BĐKH và đánh giá được được những rủi ro, tổn thương của các hệ thống sinh thái, xã hội là cơ sở quan trọng cho xây dựng các chiến lược, kế hoạch ứng phó BĐKH và đóng góp cho phát triển. Đối với vùng ven biển đồng bằng sông Hồng của Việt Nam nói chung và huyện ven biển Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định) nói riêng thì điều này càng trở nên cần thiết bởi đây là một trong những khu vực đã được ghi nhận và dự báo có nguy cơ tổn thương cao bởi biến đổi khí hậu (BĐKH) và bước biển dâng (NBD).
Giao Thuỷ là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định, nằm ở cực Nam ĐBSH, là khu vực có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao với Vườn quốc gia Xuân – vùng lõi chính của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng và là khu RAMSA đầu tiên của Việt Nam. Huyện Giao Thuỷ đông dân cư, kinh tế nông nghiệp – thuỷ sản chiếm cơ cấu chính và có sự phụ thuộc đáng kể vào các yếu tố tự nhiên, điều này thể hiện tính bị tổn thương trước các thách thức từ BĐKH. Theo Kịch bản phát thải trung bình (RCP 4.5[1]) thì vào cuối thế kỷ 21, khi mực nước biển trung bình ở Nam Định dâng lên 100cm thì sẽ gây ngập 64,6% diện tích huyện Giao Thuỷ (Bộ TN&MT, 2016). Theo đó, với các kết quả thu nhận được từ các hoạt động nghiên cứu nói tiếp trong giai đoạn 2016 – 2018 của nhóm ECODE, có thể khẳng định rằng các yếu tố khí hậu như nhiệt độ trung bình tăng, nước biển dâng và thiên tai cực đoan (bão, xâm nhập mặn, rét hại) đã, đang và sẽ gây ra nhiều rủi ro cho đời sống, sản xuất và môi trường cùng các hệ sinh thái của địa phương. Lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên nước và cơ sở hạ tầng ven biển sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Theo dõi liên tục diễn biến của các hệ sinh thái gắn với các hoạt động sinh kế của cộng đồng theo các phân vùng/ tiểu vùng sinh thái – xã hội cho thấy, với mỗi yếu tố khí hậu, thiên tai khác nhau thì mức độ tác động và gây rủi ro ở các tiểu vùng sẽ khác nhau, không chỉ trong phạm vi rộng (tỉnh, huyện) mà còn thể hiện cụ thể trong địa bàn một xã. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không chỉ dẫn đến các tập quán, mô hình sản xuất mà còn dẫn đến sự khác nhau về mức độ tác động và tổn thương bởi BĐKH.
Ứng dụng cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái (Ecosystem based approach/EbA) và tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu khả năng chống chịu khí hậu của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ giúp chúng tôi nhìn nhận tổng thể các đối tượng bị tác động bởi BĐKH (con người, tự nhiên) và mối liên hệ tương tác giữa chúng, không chỉ theo lĩnh vực mà còn theo khu vực. Theo đó, các giải pháp thích ứng cũng rất khác nhau cho dù là thích ứng tự phát (của cộng đồng) hay thích ứng chủ động, có kế hoạch và tầm nhìn dài hạn (định hướng của chính quyền, thể chế chính sách, khuyến nghị của chuyên gia). Đồng thời, để các chiến lược, kế hoạch ứng phó (đặc biệt là thích ứng) hiệu quả thì cần thiết phải đánh giá được các nguồn lực cho ứng phó với BĐKH, cũng chính là các nguồn lực cho phát triển KT-XH của địa phương.
Với tiếp cận EBay, tiếp cận có sự tham gia và kết hợp với phương pháp đánh giá CDRI (Climate Disaster Resilience Index) – Bộ chỉ số chống chịu thiên tai – khí hậu, nhóm ECODE đã đánh giá khả năng chống chịu khí hậu của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ cũng như các tiểu vùng sinh thái – xã hội. Những kết quả thu được của chúng tôi từ các đánh giá cập nhật trên thực địa và kết quả tham vấn các bên liên quan tại địa phương gần đây (trong đó có các nhóm cộng động bị tác động) đã khẳng định thêm những dự báo, kết quả đánh giá ban đầu và giúp đề xuất được các giải pháp, chiến lược thích ứng phù hợp với nguồn lực, điều kiện đặc thù của các phân vùng sinh thái – xã hội ở địa bàn nghiên cứu. Một số giải pháp, mô hình lý thuyết cho thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái đang tiếp tục được nhóm ECODE hoàn thiện. Bên cạnh đó nhóm cũng đã phát triển Bộ tiêu chí để đánh giá tính thích ứng của các giải pháp, mô hình với mong muốn hỗ trợ, thúc đẩy tính hiệu quả của các kế hoạch hành động thích ứng ở các cấp.
Một số hình ảnh từ chuyến thực địa gần đây:
Giao Thuỷ là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định, nằm ở cực Nam ĐBSH, là khu vực có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao với Vườn quốc gia Xuân – vùng lõi chính của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng và là khu RAMSA đầu tiên của Việt Nam. Huyện Giao Thuỷ đông dân cư, kinh tế nông nghiệp – thuỷ sản chiếm cơ cấu chính và có sự phụ thuộc đáng kể vào các yếu tố tự nhiên, điều này thể hiện tính bị tổn thương trước các thách thức từ BĐKH. Theo Kịch bản phát thải trung bình (RCP 4.5[1]) thì vào cuối thế kỷ 21, khi mực nước biển trung bình ở Nam Định dâng lên 100cm thì sẽ gây ngập 64,6% diện tích huyện Giao Thuỷ (Bộ TN&MT, 2016). Theo đó, với các kết quả thu nhận được từ các hoạt động nghiên cứu nói tiếp trong giai đoạn 2016 – 2018 của nhóm ECODE, có thể khẳng định rằng các yếu tố khí hậu như nhiệt độ trung bình tăng, nước biển dâng và thiên tai cực đoan (bão, xâm nhập mặn, rét hại) đã, đang và sẽ gây ra nhiều rủi ro cho đời sống, sản xuất và môi trường cùng các hệ sinh thái của địa phương. Lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên nước và cơ sở hạ tầng ven biển sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Theo dõi liên tục diễn biến của các hệ sinh thái gắn với các hoạt động sinh kế của cộng đồng theo các phân vùng/ tiểu vùng sinh thái – xã hội cho thấy, với mỗi yếu tố khí hậu, thiên tai khác nhau thì mức độ tác động và gây rủi ro ở các tiểu vùng sẽ khác nhau, không chỉ trong phạm vi rộng (tỉnh, huyện) mà còn thể hiện cụ thể trong địa bàn một xã. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không chỉ dẫn đến các tập quán, mô hình sản xuất mà còn dẫn đến sự khác nhau về mức độ tác động và tổn thương bởi BĐKH.
Ứng dụng cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái (Ecosystem based approach/EbA) và tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu khả năng chống chịu khí hậu của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ giúp chúng tôi nhìn nhận tổng thể các đối tượng bị tác động bởi BĐKH (con người, tự nhiên) và mối liên hệ tương tác giữa chúng, không chỉ theo lĩnh vực mà còn theo khu vực. Theo đó, các giải pháp thích ứng cũng rất khác nhau cho dù là thích ứng tự phát (của cộng đồng) hay thích ứng chủ động, có kế hoạch và tầm nhìn dài hạn (định hướng của chính quyền, thể chế chính sách, khuyến nghị của chuyên gia). Đồng thời, để các chiến lược, kế hoạch ứng phó (đặc biệt là thích ứng) hiệu quả thì cần thiết phải đánh giá được các nguồn lực cho ứng phó với BĐKH, cũng chính là các nguồn lực cho phát triển KT-XH của địa phương.
Với tiếp cận EBay, tiếp cận có sự tham gia và kết hợp với phương pháp đánh giá CDRI (Climate Disaster Resilience Index) – Bộ chỉ số chống chịu thiên tai – khí hậu, nhóm ECODE đã đánh giá khả năng chống chịu khí hậu của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ cũng như các tiểu vùng sinh thái – xã hội. Những kết quả thu được của chúng tôi từ các đánh giá cập nhật trên thực địa và kết quả tham vấn các bên liên quan tại địa phương gần đây (trong đó có các nhóm cộng động bị tác động) đã khẳng định thêm những dự báo, kết quả đánh giá ban đầu và giúp đề xuất được các giải pháp, chiến lược thích ứng phù hợp với nguồn lực, điều kiện đặc thù của các phân vùng sinh thái – xã hội ở địa bàn nghiên cứu. Một số giải pháp, mô hình lý thuyết cho thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái đang tiếp tục được nhóm ECODE hoàn thiện. Bên cạnh đó nhóm cũng đã phát triển Bộ tiêu chí để đánh giá tính thích ứng của các giải pháp, mô hình với mong muốn hỗ trợ, thúc đẩy tính hiệu quả của các kế hoạch hành động thích ứng ở các cấp.
Một số hình ảnh từ chuyến thực địa gần đây:
Khảo sát cập nhật các hệ sinh thái tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ | |
Ứng dụng bộ chỉ số CDRI trong đánh giá khả năng chống chịu khí hậu (Tham vấn chính quyền và phỏng vấn cộng đồng về năng lực thích ứng) | |
Rà soát, đánh giá các giải pháp thích ứng với BĐKH tại cộng đồng theo bộ tiêu chí đề xuất |
(Hoàng Thị Ngọc Hà, 12/10/2018)
[1] RCP 4.5: Representative Concentration Pathway – Nồng độ khí nhà kính đại diện
Tác giả bài viết: Hoàng Thị Ngọc Hà