Skip to content

ECODE – ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU THEO CHUỖI GIÁ TRỊ CHO CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG ĐỆM KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN

Theo Tổ chức Y tế thế giới, có đến hơn 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ở Việt Nam đã phát hiện hơn 5.000 loài trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm. Phát triển sản xuất dược liệu theo hướng bền vững ở các địa phương có đa dạng sinh học cao gắn với các đồng bào có tri thức về y học cổ truyển của dân tộc được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện, đầu tư mạnh mẽ những năm gần đây. Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Quyết định 1719/QĐ-TTg) là một ví dụ.

 

Thực tế tại Việt Nam hiện đang gia tăng nhu cầu về nguồn cây dược liệu chất lượng cao được tạo ra bởi vốn tri thức bản địa của người dân về cây thuốc gắn với bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, văn hoá địa phương. Đây là lợi thế rất lớn của các cộng đồng dân cư sống tại vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên trong đó có các Khu dự trữ sinh quyển thế giới (DTSQTG). Đến năm 2024, Việt Nam đã có 11 Khu được UNESCO công nhận và thuộc địa phận hành chính của 12 tỉnh, thành phố (trước khi sáp nhập tỉnh là 17 tỉnh, TP).

 

Nhóm nghiên cứu liên ngành của Trung tâm ECODE đã nghiên cứu đề xuất mô hình sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị bền vững cho cộng đồng sống tại vùng đệm khu DTSQTG miền Tây Nghệ An – một khu vực đặc trưng bởi đa dạng sinh học cao và sự độc đáo, khác biệt về văn hoá, tập quán của các nhóm dân tộc thiểu số người Thái, Mông và Khơ Mú. Một số loại cây dược liệu quý đã và đang được người dân địa phương thí điểm và mở rộng vùng trồng như: Khôi nhung, Sa nhân tím, Trà hoa vàng, Hà thủ ô đỏ, Bảy lá một hoa,.. Mô hình được thiết kế với mục tiêu:

  • Khai thác bền vững tiềm năng cây dược liệu bản địa ở vùng đệm khu DTSQTG;
  • Thúc đẩy kết nối sản xuất – chế biến – tiêu thụ theo chuỗi giá trị của kinh tế xanh;
  • Tạo việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số địa phương gắn với bảo vệ rừng;
  • Đóng góp cho bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên kết hợp tri thức truyền thống với khoa học kỹ thuật, công nghệ.
  • Tăng cường hợp tác đa bên trong chuỗi giá trị dược liệu: cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và nhà khoa học.

 

Theo chia sẻ của trưởng nhóm nghiên cứu – TS. Hoàng Hà, nghiên cứu cũng đề xuất bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị dược liệu nói riêng và đề xuất tham khảo cho các thực hành sản xuất bền vững của cộng đồng trên cơ sở bám sát các yêu cầu đặc thù về bảo tồn thiên nhiên, văn hoá của một khu DTSQTG như miền Tây Nghệ An. Ở mỗi khâu của chuỗi giá trị dược liệu đều có yêu cầu về tính bền vững môi trường.

 

Dưới đây là sơ đồ thiết kế chuỗi giá trị dược liệu bền vững được đề xuất cho miền Tây Nghệ An:

 

 

Similar posts

Theo Tổ chức Y tế thế giới, có đến hơn 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ở Việt Nam đã phát hiện hơn 5.000 loài trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm. Phát triển sản xuất dược […]
Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có đến hơn 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ở Việt Nam đã phát hiện hơn 5.000 loài trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm. Phát triển sản xuất dược […]
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có đến hơn 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ở Việt Nam đã phát hiện hơn 5.000 loài trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm. Phát triển sản xuất dược […]
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có đến hơn 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ở Việt Nam đã phát hiện hơn 5.000 loài trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm. Phát triển sản xuất dược […]
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có đến hơn 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ở Việt Nam đã phát hiện hơn 5.000 loài trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm. Phát triển sản xuất dược […]
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có đến hơn 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ở Việt Nam đã phát hiện hơn 5.000 loài trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm. Phát triển sản xuất dược […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI