Skip to content
51

Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Ðiện Biên

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, với nguồn tài nguyên thiên thiên phong phú, đa dạng. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 956.290 ha, trong đó diện tích rừng là 760.449,82 ha, chiếm 79,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, độ che phủ rừng đạt 41,12%. Bên cạnh những giá trị về đa dạng sinh học (ĐDSH), các khu rừng nơi đây còn đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng hộ đầu nguồn.

 Hiện trạng hệ động, thực vật rừng

   Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên, trên địa bàn tỉnh có các hệ sinh thái (HST) như rừng; cây bụi, tre, nứa; trảng cỏ…. HST rừng có 948 loài thực vật, trong đó cây gỗ là 279 loài (chiếm 29,4% tổng số các loài). Hiện có 41 loài thực vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ – IUCN. HST cây bụi, tre nứa có thành phần loài thực vật khá phong phú, với 405 loài, trong đó có 3 loài quý hiếm là kim cang nhiều tán, kim cang petelo và hà thủ ô đỏ. HST trảng cỏ có 259 loài, ở dạng thứ sinh hình thành sau cháy rừng, đốt nương rẫy hoặc đốt các trảng cỏ vào mùa khô. Các loài cỏ chính đều thuộc họ hòa thảo như cỏ tranh, lau, trấu, đót…

   Bên cạnh đó, hệ động vật cũng đa dạng, bao gồm 4 lớp: Thú, chim, bò sát và ếch, nhái. Lớp thú có 55 loài, thuộc 8 bộ, 22 họ, 41 giống. Lớp chim có 188 loài, thuộc 15 bộ, 43 họ, 133 giống; Lớp bò sát có 38 loài, thuộc 2 bộ, 12 họ, 31 giống. Lớp ếch nhái có 14 loài, thuộc 1 bộ, 4 họ, 9 giống. Ngoài ra, Điện Biên còn có nhiều loài thủy sinh vật, với 174 loài tảo mắt, lục, silic, giáp, vàng…; 79 loài thuộc các nhóm trùng bánh xe, giáp xác râu ngành, xác chân chèo. Đặc biệt, cá có 175 loài thuộc 16 họ, trong đó có loài cá măng được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007).

   Một số thách thức trong công tác bảo tồn ĐDSH

   Trong những năm gần đây, dân số trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, cùng với quá trình di cư tự do đã dẫn tới tình trạng đốt, phá rừng làm nương; chuyển đổi đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy lợi, thủy điện, đã phá vỡ HST và sinh cảnh tự nhiên… làm cho ĐDSH bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Nhiều loài thực vật, động vật quý, hiếm như: pơ mu, thông tre, sao mặt quỷ, trầm hương, gấu, linh trưởng, niệc cổ hung… đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”.

Cán bộ Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé kiểm tra diện tích rừng tại xã Sín Thầu

   Công tác bảo tồn ĐDSH vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: Hệ thống văn bản, chính sách, hướng dẫn về ĐDSH (Luật thủy sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật BVMT, Luật Đa dạng sinh học)… có sự chồng chéo. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn về bảo tồn ĐDSH còn thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm do đó việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án về ĐDSH còn hạn chế.

   Ngoài ra, người dân sống tại vùng đệm khu bảo tồn phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nghèo, chủ yếu dựa vào việc khai thác, tài nguyên rừng; trình độ và nhận thức còn hạn chế nên việc tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc tham gia các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, ĐDSH gặp nhiều khó khăn. Nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, chưa đáp ứng đủ cho hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài, nguồn gen; nhu cầu đầu tư trang thiết bị cho phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng chưa được đáp ứng kịp thời.

   Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, các cấp chính quyền tỉnh Điện Biên đã lồng ghép công tác bảo tồn ĐDSH vào Chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; Nhận thức của người dân về BVMT được nâng cao; Diện tích rừng đã được bảo vệ, chất lượng rừng ở nhiều nơi đang tăng lên; nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có giá trị cao đã được bảo vệ, gây nuôi… Bên cạnh đó, tỉnh đã phê duyệt 9 dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn 9 huyện, thị xã, TP (riêng huyện Nậm Pồ mới thành lập nên hiện đang xây dựng), làm cơ sở để thực hiện các hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cũng triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho 157.928,95 ha diện tích rừng, đạt 50,7% (tính đến tháng 4/2015).

   Cùng với đó, nhiều chính sách, văn bản về bảo tồn ĐDSH đã được UBND tỉnh ban hành như: Quyết định số 593/QĐ-UBND phê duyệt Dự án quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé; Kế hoạch hành động bảo tồn ĐDSH tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 837QĐ-UBND về việc thành lập Ban quản lý Rừng Di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên…

   Giải pháp bảo tồn ĐDSH trong thời gian tới

   Kế hoạch bảo vệ ĐDSH tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 – 2020 đã đề ra một số mục tiêu: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về ĐDSH; Bảo tồn và phát triển sự phong phú của HST tự nhiên, quan trọng trên địa bàn tỉnh; BVMT sống tự nhiên của các loài hoang dã và cảnh quan môi trường; Nâng cao công tác quản lý và phát triển, chăm sóc, nhân giống các loài cây trồng, vật nuôi có giá trị lưu giữ, các loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cảnh quan bị suy thoái nhằm bảo tồn bền vững ĐDSH, đa dạng nguồn gen; Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần BVMT, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh cũng đề ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo tồn ĐDSH:

   Huy động nguồn ngân sách từ Trung ương, địa phương triển khai các dự án thành phần trong Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt; Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng đệm, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng…

   Đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên tuyển dụng những cán bộ được đào tạo chính quy, có năng lực, kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo tồn rừng, giám sát ĐDSH; khuyến khích học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý.

   Bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH thông qua giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên; Thực hiện các cuộc điều tra, nghiên cứu cơ bản khu hệ động, thực vật trong khu bảo tồn để đánh giá mức độ ĐDSH, chú trọng đến các loài quan trọng có tính chất chỉ thị, các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ thế giới.

   Áp dụng khoa học công nghệ trong việc cải tạo rừng tự nhiên, trồng rừng bằng cây bản địa; tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Triển khai phương thức bảo tồn chuyển chỗ, hình thành hệ thống vườn thực vật, vườn ươm, vườn động vật để bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng đã được xác định của từng khu bảo tồn trong tỉnh. Khai thác tiềm năng du lịch của các khu bảo tồn nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với sinh kế của người dân vùng đệm, nâng cao đời sống cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và bảo tồn ĐDSH.

   Tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH cho cán bộ, người dân sống trong vùng đệm khu bảo tồn; đưa công tác giáo dục bảo tồn vào các trường học trên địa bàn; Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực lượng vũ trang trên địa bàn trong công tác tuần tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, làm suy giảm ĐDSH.

Điêu Mộng Hải

Chi cục BVMT tỉnh Điện Biên

Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 12/2016

Bài viết cùng chuyên mục

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, với nguồn tài nguyên thiên thiên phong phú, đa dạng. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 956.290 ha, trong đó diện tích rừng là 760.449,82 ha, chiếm 79,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, […]
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, với nguồn tài nguyên thiên thiên phong phú, đa dạng. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 956.290 ha, trong đó diện tích rừng là 760.449,82 ha, chiếm 79,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, […]
NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TRONG THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, với nguồn tài nguyên thiên thiên phong phú, đa dạng. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 956.290 ha, trong đó diện tích rừng là 760.449,82 ha, chiếm 79,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, […]
ĐÔ THỊ VEN BIỂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, với nguồn tài nguyên thiên thiên phong phú, đa dạng. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 956.290 ha, trong đó diện tích rừng là 760.449,82 ha, chiếm 79,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, […]
TẬP HUẤN THÍ ĐIỂM “TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO KHU VỰC ĐÔ THỊ/CẬN ĐÔ THỊ VEN BIỂN” TẠI THANH HÓA.
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, với nguồn tài nguyên thiên thiên phong phú, đa dạng. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 956.290 ha, trong đó diện tích rừng là 760.449,82 ha, chiếm 79,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, […]
XÂY DỰNG BỘ BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN VỀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, với nguồn tài nguyên thiên thiên phong phú, đa dạng. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 956.290 ha, trong đó diện tích rừng là 760.449,82 ha, chiếm 79,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI