Skip to content
37-1

Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Bên cạnh các nguồn năng lượng điện như nhiệt điện, thủy điện…, việc phát triển các dự án năng lượng mặt trời (NLMT) có ý nghĩa quan trọng, nhằm đóng góp sản lượng vào hệ thống điện quốc gia và thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, BVMT.

Tiềm năng và thách thức

   Theo nghiên cứu của Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển NLMT, với tổng bức xạ trung bình từ 4,3- 5,7 triệu kWh/m². Các tỉnh ở phía Bắc (từ Thừa Thiên – Huế trở ra) bình quân trong năm có khoảng 1.800 – 2.100 giờ nắng. Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), bình quân có khoảng 2.000 – 2.600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Ở vùng này, mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào mùa mưa, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển NLMT.

   Tuy nhiên, trên thực tế, việc khai thác NLMT chưa tương xứng với tiềm năng, hầu hết các dự án NLMT tại Việt Nam đều có quy mô nhỏ, chủ yếu là ứng dụng cho hộ gia đình và các trung tâm dịch vụ.

   Ngày 25/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nêu rõ định hướng phát triển NLMT từ nay đến năm 2050 sẽ chú trọng phát triển điện mặt trời (ĐMT) để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia và khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa chưa thể cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia. Đồng thời, đưa tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn NLMT trong tổng sản lượng điện sản xuất từ mức không đáng kể hiện nay lên khoảng 0,5% vào năm 2020, 6% vào năm 2030 và 20% vào năm 2050. Trong Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ của các dự án ĐMT, bao gồm nguồn tập trung lắp đặt trên mặt đất và các nguồn riêng lẻ lắp đặt trên nóc nhà, đưa công suất nguồn ĐMT lên khoảng 850 MW vào năm 2020, đến năm 2025 là 4.000 MW và năm 2030 là 12.000 MW. Theo lộ trình, từ nay đến năm 2020, mỗi năm, Việt Nam cần xây dựng các dự án ĐMT với công suất 200 MW; từ năm 2020 – 2025, mỗi năm phải lắp đặt hơn 600 MW và 5 năm tiếp theo, phải lắp đặt 1.600 MW mới đạt kế hoạch đề ra.

   Hiện tại, đã có khoảng 30 dự án ĐMT được các doanh nghiệp trong và ngoài nước triển khai, chủ yếu tại các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, đáng chú ý là 2 dự án của Công ty Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân (tại Quảng Ngãi, Ninh Thuận) và dự án Tuy Phong của Công ty TNHH DooSung Vina (Hàn Quốc) đầu tư ở Bình Thuận. Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng có kế hoạch triển khai 2 dự án ĐMT tại Đồng Nai và Bình Thuận.

Hệ thống NLMT ở đảo Trường Sa

   Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với phát triển ĐMT là vấn đề chi phí đầu tư để khai thác, sử dụng NLMT rất cao do công nghệ, thiết bị sản xuất đều nhập từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc). Phần lớn, những dự án ĐMT lớn đều sử dụng nguồn vốn tài trợ, hoặc vốn vay nước ngoài. Ngoài ra, các dự án ĐMT thường được lắp đặt tại các vị trí xa trung tâm phụ tải, gây khó khăn cho việc đấu nối vào lưới điện quốc gia, đồng thời làm gia tăng chi phí đấu nối.

   Đẩy mạnh phát triển NLMT

   Tháng 8/2016, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án ĐMT, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất với đề xuất của Bộ Công Thương về việc xem xét ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án ĐMT tại Việt Nam. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương bổ sung quy định cụ thể về quy hoạch đối với ĐMT (phát triển các dự án theo bản đồ bức xạ mặt trời, bổ sung các dự án điện sử dụng NLMT vào quy hoạch phát triển điện lực…); Cập nhật giá thiết bị ĐMT để đưa ra mức giá mua bán điện phù hợp; Nghiên cứu, bổ sung quy định để thực hiện đấu thầu các dự án ĐMT theo hướng công khai, minh bạch.

   Để phát triển các dự án ĐMT, Chính phủ nên quy định giá mua bán điện NLMT hợp lý, hài hòa với lợi ích của chủ đầu tư, đáp ứng mục tiêu phát triển nguồn điện xanh. Bên cạnh đó, nghiên cứu, bổ sung các quy định về việc mua bán chứng chỉ giảm phát thải hiệu ứng nhà kính (CERs) đối với dự án ĐMT; ban hành cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất thiết bị ĐMT, cơ chế hòa lưới điện quốc gia cho các doanh nghiệp, hộ dân sản xuất và sử dụng NLMT; xây dựng bộ tiêu chuẩn cho các thiết bị và thử nghiệm chất lượng, hiệu suất các sản phẩm nhập khẩu, kinh doanh trong nước; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về hiệu quả sử dụng NLMT…

   Có thể nói, việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển NLMT là rất cần thiết, để tạo ra làn sóng đầu tư vào lĩnh vực ĐMT, góp phần thực hiện Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Nguyễn Thanh Giang

Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương

Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 2/2017

Bài viết cùng chuyên mục

Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Bên cạnh các nguồn năng lượng điện như nhiệt điện, thủy điện…, việc phát triển các dự án năng lượng mặt trời (NLMT) có ý nghĩa quan trọng, nhằm đóng góp sản lượng vào hệ thống điện quốc gia và thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng, góp phần […]
“Thế giới cần đến khoa học, khoa học cần đến phụ nữ” – UNESCO (2015)
Bên cạnh các nguồn năng lượng điện như nhiệt điện, thủy điện…, việc phát triển các dự án năng lượng mặt trời (NLMT) có ý nghĩa quan trọng, nhằm đóng góp sản lượng vào hệ thống điện quốc gia và thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng, góp phần […]
ĐÔ THỊ VEN BIỂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Bên cạnh các nguồn năng lượng điện như nhiệt điện, thủy điện…, việc phát triển các dự án năng lượng mặt trời (NLMT) có ý nghĩa quan trọng, nhằm đóng góp sản lượng vào hệ thống điện quốc gia và thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng, góp phần […]
Nhựa nano – Có phải là một vấn đề đang bị đánh giá thấp?
Bên cạnh các nguồn năng lượng điện như nhiệt điện, thủy điện…, việc phát triển các dự án năng lượng mặt trời (NLMT) có ý nghĩa quan trọng, nhằm đóng góp sản lượng vào hệ thống điện quốc gia và thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng, góp phần […]
24 chính sách khẩn cấp để bảo vệ các hệ sinh thái
Bên cạnh các nguồn năng lượng điện như nhiệt điện, thủy điện…, việc phát triển các dự án năng lượng mặt trời (NLMT) có ý nghĩa quan trọng, nhằm đóng góp sản lượng vào hệ thống điện quốc gia và thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng, góp phần […]
Đại dương cũng thải ra khí nhà kính
Bên cạnh các nguồn năng lượng điện như nhiệt điện, thủy điện…, việc phát triển các dự án năng lượng mặt trời (NLMT) có ý nghĩa quan trọng, nhằm đóng góp sản lượng vào hệ thống điện quốc gia và thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng, góp phần […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI