Skip to content
ninh-binh

Khẩn trương xây dựng Chiến lược 2030 để bảo tồn đa dạng sinh học

Xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để bảo tồn đa dạng sinh học.
Để bảo vệ các hệ sinh thái, trong hai thập niên gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều Bộ luật quan trọng cùng với các Chính sách, Chiến lược, Kế hoạch nhằm thúc đẩy công tác bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), gần đây nhất có Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Có thể thấy, sau gần 8 năm thực hiện Chiến lược 2020, công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Với những nỗ lực hành động để bảo tồn ĐDSH, hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên và khu vực có danh hiệu quốc tế được củng cố và mở rộng, nâng tổng số khu bảo tồn hiện có lên 176 khu với tổng diện tích 2.512.530,78 ha. Hiện đã có 3 hành lang đa dạng sinh học kết nối các khu bảo tồn tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị với tổng diện tích là 521.878,28 ha. Các hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái được chú trọng phục hồi. Việc bảo vệ các loài hoang dã và giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý hiếm cũng mang lại kết quả khả quan.

Tuy nhiên, một số mục tiêu của Chiến lược 2020 vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. ĐDSH vẫn tiếp tục bị suy giảm về chất lượng thể hiện 3 cấp độ hệ sinh thái, loài và nguồn gen; số lượng các loài nguy cấp, các loài bị đe dọa tăng lên; nhiều hành lang ĐDSH kết nối các khu bảo tồn theo quy hoạch chưa được xây dựng; hiệu quả quản lý khu bảo tồn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn xảy ra nhiều vụ khai thác trái phép gỗ và săn bắt động vật hoang dã…

Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên được Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) chỉ ra là do nhu cầu sử dụng tài nguyên tiếp tục tăng cao cùng với sự gia tăng về dân số; biến đổi khí hậu tiếp tục có ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các loài sinh vật, đặc biệt là những khu vực dễ tồn thương.

Bên cạnh đó, hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ, tính hiệu lực, hiệu quả chưa cao; hệ thống bộ máy tổ chức quản lý đa dạng sinh học chưa được thiết lập đồng bộ từ Trung ương đến địa phương…

Đa dạng sinh học – giải pháp quan trọng cho phát triển bền vững (Nguồn ảnh: PV/Vietnam+)

Theo đánh giá của Bộ TN&MT cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, công tác bảo tồn ĐDSH hiện nay vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức, cần có tầm nhìn và bước đi chiến lược phù hợp.  

Để tiếp tục hành trình bảo vệ ĐDSH, Bộ TN&MT đã xây dựng Dự thảo Chiến lược quốc gia về bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó đề ra 9 mục tiêu: Các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng được bảo vệ và phục hồi; nâng cao hiệu quả bảo tồn các loài hoang dã, đặc biệt các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài di cư; nguồn gene được duy trì bảo tồn và phát triển; sử dụng bền vững đa dạng sinh học; kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến đa dạng sinh học; quản lý tiếp cận nguồn gene, chia sẻ lợi ích và bảo vệ nguồn gene; bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp; bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đô thị; thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ TN&MT cũng đề ra 6 nhóm giải pháp thực hiện, bao gồm: Hoàn thiện chính sách, pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về đa dạng sinh học; tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm và huy động sự tham gia của toàn xã hội trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; đẩy mạnh lồng ghép và thực hiện các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạch định chính sách, các dự án đầu tư công; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; bảo đảm nguồn lực tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

Về trách nhiệm thực hiện, theo dự thảo chiến lược, Bộ TN&MT là cơ quan chủ trì, có trách nhiệm điều phối, giúp Thủ tướng Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của chiến lược. 

Nguồn tin: Báo Tài nguyên và Môi trường

Bài viết cùng chuyên mục

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để bảo tồn đa dạng sinh học.
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để bảo tồn đa dạng sinh học.
NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TRONG THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH
Xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để bảo tồn đa dạng sinh học.
ĐÔ THỊ VEN BIỂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để bảo tồn đa dạng sinh học.
TẬP HUẤN THÍ ĐIỂM “TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO KHU VỰC ĐÔ THỊ/CẬN ĐÔ THỊ VEN BIỂN” TẠI THANH HÓA.
Xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để bảo tồn đa dạng sinh học.
XÂY DỰNG BỘ BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN VỀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để bảo tồn đa dạng sinh học.

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI