Skip to content
onhiem-05

Khi đại dương ngập ngụa trong rác nhựa (Phần 2)

Sự cố cá voi mõm khoằm chết vì nuốt 40 kg rác nhựa và trôi dạt vào bờ biển miền nam Philippines giữa tháng 3.2019 một lần nữa dấy lên báo động về thảm trạng ô nhiễm rác nhựa ở đại dượng. Trong khi các quốc gia đang phát triển ở Châu Á bị cho là thủ phạm chính đổ rác ra biển, các nước phương Tây và những tập đoàn sản xuất hàng tiêu thụ nhanh toàn cầu cũng bị chỉ ra trách nhiệm liên quan. Ai phải làm gì, là câu hỏi đã có đáp án và cần hành động thực tâm, quyết liệt, khi cuộc chiến chống rác nhựa đã bắt đầu.
(tiếp)
4| Rác về chỗ trũng
Tuy nhiên, giới quan sát gần đây nhận định châu Á không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho tình trạng rác nhựa ngập ngụa trong đại dương. WEF chỉ ra rằng, mặc dù có hệ thống hạ tầng thu gom và tái chế rác nhựa hoàn chỉnh, các quốc gia phát triển ở châu Âu và châu Mỹ chỉ tái chế chưa tới 50% lượng rác do chính mình thải ra. Con số này ở châu Âu theo các báo cáo là dưới 41%, dù tỉ lệ thu gom đạt đến gần 80%. Tính chung trên thế giới, tỉ lệ rác nhựa được tái chế chỉ 9%.
Nhiều nguồn thống kê cho biết, Liên minh châu Âu (EU) với 28 quốc gia tân tiến mỗi năm thải ra khoảng 25-26 triệu tấn rác nhựa, nhưng chỉ có 1/4 lượng này được tái chế, 1/2 vào lò đốt, còn lại ra bãi chôn lấp.
Nước Mỹ còn tệ hơn. Điều tra của tổ chức Hòa Bình Xanh (Greenpeace) cho biết Mỹ năm 2017 thải 33,1 triệu tấn rác nhựa. Trong khi đó, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho hay tỉ lệ tái chế rác nhựa của nước này là 9,1%, còn lại 15,5% đi vào lò đốt và 75,4% ra bãi chôn lấp.
 

Điều đáng nói là trong các báo cáo chính thống về quản lý rác thải nhựa của các quốc gia phát triển, người ta khó lòng tìm thấy những đề cập về một “giải pháp” vô cùng tiện lợi, kinh tế và “sạch” nhất, đồng thời cũng vô trách nhiệm nhất, đó là xuất khẩu sang các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc.
Trước khi áp dụng luật cấm nhập nhựa có độ tinh khiết dưới 99,5% bắt đầu từ ngày 1.1.2018, trong gần 3 thập niên, Trung Quốc là “cứu tinh” của phương Tây trong việc “tiêu hóa” rác nhựa. Theo Cơ sở dữ liệu Thương mại của Liên Hợp Quốc, từ năm 1988 đến 2016, các quốc gia xuất khẩu nhiều rác nhựa nhất thế giới (tính bằng đơn vị triệu tấn) lần lượt là Mỹ – 26,7; Nhật Bản – 22,2; Đức – 17,6; Mexico – 10,5; Anh – 9,26; Hà Lan – 7,71; Pháp – 7,55; Bỉ – 6,41; và Canada – 3,89.
Trung Quốc đứng đầu trong số các quốc gia nhập khẩu mặt hàng này. Từ 1988 đến 2016, nước này đã nhập tổng cộng 106 triệu tấn. Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á cũng là những điểm đến của rác nhựa, nhưng chỉ nhận chưa tới 5,5 triệu tấn. Riêng Hồng Kông là trường hợp đặc biệt. Đặc khu kinh tế này là nơi trực tiếp nhận nhiều nhất rác từ các nước phát triển (64,5 triệu tấn), sau đó tái xuất đến 87% (56,1 triệu tấn) sang Trung Quốc. Tổng cộng, Hồng Kông và Trung Quốc nhận hơn 70% rác từ Mỹ.
Quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc, nhập rác nhựa với mục đích tái chế thành nguyên liệu có chất lượng thấp hơn, phục vụ cho “công xưởng quốc tế” gia công hàng loạt sản phẩm phục vụ trở lại phương Tây.
Ngành thương mại xuất nhập khẩu rác nhựa toàn cầu được ước tính mỗi năm lưu chuyển khoảng 8,5 triệu tấn rác, giá trị cộng gộp từ năm 1988 đạt khoảng 200 tỉ USD.

5| Khi Trung Quốc bị bội thực
Việc Trung Quốc nhập rác nhựa của phương Tây để tái chế kiếm lời trên thực tế đã góp phần làm ô nhiễm thêm môi trường đại dương, bởi hệ thống của họ chưa kham nổi việc xử lý rác do chính họ tạo ra. Trước 2018, mỗi năm, bên cạnh 67 triệu tấn rác nhựa nội địa, rác nhập thêm 8,1 triệu tấn là một thách thức lớn cho Trung Quốc. Các nhà môi trường cho biết họ tìm thấy trong số rác nhựa đổ ra đại dương từ những dòng sông chảy quanh lãnh thổ Trung Quốc, có nhiều rác xuất xứ từ phương Tây.
Nhiều tờ báo quốc tế đã đồng loạt đưa tin, khi Trung Quốc cấm nhập nhựa thải, nhiều thành phố ở Mỹ, Anh, Úc… đã bắt đầu vật vã trên đống rác của chính mình. Và công cuộc tìm kiếm “bãi thải” mới trở nên cấp tập hơn bao giờ hết, trong đó Đông Nam Á là điểm ngắm số 1.
Greenpeace thu thập được tài liệu từ cục thống kê liên bang Mỹ cho hay, trong nửa đầu năm 2018, lượng rác nhựa Mỹ xuất khẩu giảm 30% so với cùng kì 2017, từ 949.789 tấn còn 666.780 tấn. Con số xuất vào Trung Quốc và Hồng Kông giảm lần lượt 92% và 77%.

Trong khi đó, lượng rác Mỹ xuất vào 3 nước Đông Nam Á tăng mạnh, chiếm đến 50%. Thái Lan tăng hơn 2.000%, từ 4.409 tấn lên 91.505 tấn; Malaysia 157.299 tấn, tăng 273%; Việt Nam 71.220 tấn, tăng46%. Rác Mỹ vào Thổ Nhĩ Kì và Hàn Quốc cũng tăng trong 6 tháng đầu năm 2018.
Không chỉ từ Mỹ, rác nhựa từ các quốc gia giàu có khác như Nhật Bản, Anh, Úc… cũng đổ về Đông Nam Á sau lệnh cấm của Trung Quốc. Gộp chung, lượng rác nhựa vào Thái Lan tăng 1.370%, Indonesia tăng 56%, Việt Nam tăng gấp đôi.
Còn ở Malaysia, Bộ trưởng Môi trường Yeo Bee Yin, người mới nhậm chức sau cuộc bầu cử tháng 5.2018, trở nên tức giận khi quốc gia 32 triệu dân này đột ngột trở thành bãi nhận rác nhựa lớn nhất thế giới. Trao đổi với tạp chí chuyên về các vấn đề thiên nhiên và môi trường National Geographic (NatGeo), bà Yeo cho hay trong nửa đầu 2018, Malaysia đã nhập 215.000 tấn từ Mỹ, 115.000 tấn từ Nhật Bản, 95.000 tấn từ Anh và 37.000 tấn từ Úc.

Khi ký sắc lệnh S.3508 gia hạn chương trình liên bang “cứu biển khỏi rác” ngày 11.10.2018,  Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích châu Á gồm Nhật Bản, Trung Quốc và “nhiều, nhiều nước khác” quăng rác vào đại dương, đẩy chúng đến bờ tây nước Mỹ. “Và chúng ta bị buộc phải vớt rác. Điều đó thật bất công”, ông Trump nói.
“Nhưng điều mà Tổng thống Trump không thừa nhận đó là, rác nhựa gây ô nhiễm đại dương không phải hoàn toàn từ châu Á, khi mà các quốc gia giàu có bán rác của mình sang đó chỉ vì một lẽ đơn giản là tống nó ra bên ngoài thì dễ dàng hơn là xử lý tại nước mình”, NatGeo bình luận.

Nguồn tin: Thanhnien.vn

Bài viết cùng chuyên mục

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Sự cố cá voi mõm khoằm chết vì nuốt 40 kg rác nhựa và trôi dạt vào bờ biển miền nam Philippines giữa tháng 3.2019 một lần nữa dấy lên báo động về thảm trạng ô nhiễm rác nhựa ở đại dượng. Trong khi các quốc gia đang phát triển […]
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Sự cố cá voi mõm khoằm chết vì nuốt 40 kg rác nhựa và trôi dạt vào bờ biển miền nam Philippines giữa tháng 3.2019 một lần nữa dấy lên báo động về thảm trạng ô nhiễm rác nhựa ở đại dượng. Trong khi các quốc gia đang phát triển […]
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Sự cố cá voi mõm khoằm chết vì nuốt 40 kg rác nhựa và trôi dạt vào bờ biển miền nam Philippines giữa tháng 3.2019 một lần nữa dấy lên báo động về thảm trạng ô nhiễm rác nhựa ở đại dượng. Trong khi các quốc gia đang phát triển […]
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Sự cố cá voi mõm khoằm chết vì nuốt 40 kg rác nhựa và trôi dạt vào bờ biển miền nam Philippines giữa tháng 3.2019 một lần nữa dấy lên báo động về thảm trạng ô nhiễm rác nhựa ở đại dượng. Trong khi các quốc gia đang phát triển […]
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Sự cố cá voi mõm khoằm chết vì nuốt 40 kg rác nhựa và trôi dạt vào bờ biển miền nam Philippines giữa tháng 3.2019 một lần nữa dấy lên báo động về thảm trạng ô nhiễm rác nhựa ở đại dượng. Trong khi các quốc gia đang phát triển […]
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Sự cố cá voi mõm khoằm chết vì nuốt 40 kg rác nhựa và trôi dạt vào bờ biển miền nam Philippines giữa tháng 3.2019 một lần nữa dấy lên báo động về thảm trạng ô nhiễm rác nhựa ở đại dượng. Trong khi các quốc gia đang phát triển […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI