Phát biểu trước báo giới ngày 26/6, giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP) cho biết, chưa bao giờ trong 28 năm làm việc cho Liên Hợp Quốc, bà phải chứng kiến tình huống “kịch tính và thương tâm” như khi cùng người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới tới thăm Madagascar mới đây.
“Nạn đói không phải do chiến tranh hay xung đột”, David Beasley, giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của UN khẳng định.
Thảm họa đói kém này gây ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực Grand Sud phía nam hòn đảo, khiến 1,14 triệu người đang rơi vào cảnh thiếu ăn. Theo LHQ, số lượng người sống trong khu vực thuộc nhóm “thảm họa cấp 5” – cũng là mức nghiêm trọng nhất – có thể lên tới 28.000 vào tháng 10, trong khi 110.000 trẻ em sẽ phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng và gây ra những tổn hại “không thể khôi phục” cho sự phát triển của mình.
Điều đáng buồn hơn nữa là Madagascar đóng góp vào tổng lượng khí nhà kính mỗi năm của thế giới chỉ 0,01%, tuy nhiên họ lại là nạn nhân đầu tiên của biến đổi khí hậu và đang phải từng ngày hứng chịu một thảm họa mà không phải do mình tạo ra.
“Họ hứng chịu một thảm họa mà không phải do mình tạo ra” – Sanogo, điều phối viên thường trú của LHQ tại Madagascar nhận xét.
Các báo cáo tại Grand Sud cho thấy tình trạng đang rất tồi tệ, khi nhiều người phải nhịn ăn, nhịn mặc để nuôi con. “Nhiều tháng qua, các gia đình phải sống nhờ xương rồng, rau dại và cào cào.” – Beasley chia sẻ. Trong khi đó, phát ngôn viên Shelley Thakral của WFP còn nhận định “số trẻ em phải điều trị suy dinh dưỡng tại Grand Sud giai đoạn tháng 1 – 3/2021 đã tăng gấp 4 lần so với trung bình 5 năm qua. Người dân phải chờ gần hai tháng nữa mới tới vụ gieo trồng tiếp theo và dự đoán về sản xuất lương thực rất ảm đạm. Đất đai bị cát bao phủ, không có nước và mưa rất ít.”
Nếu không hành động khẩn cấp, cuộc sống của các cộng đồng dân cư Madagascar đang tiến sát bờ vực của một thảm họa nhân đạo.
Nguồn tin: IFL Science