Skip to content
nam_cuc_bi_de_doa_

Nam Cực bị đe dọa bởi sự “xâm lược” của côn trùng và thực vật

Ngày càng có nhiều chuyến du lịch đến Nam Cực hơn cũng như sự ấm lên của lục địa này khiến cho châu lục lạnh giá đang bị đe dọa.


Nam[-]Cực[-]bị[-]đe[-]dọa[-]bởi[-]sự[-]'xâm[-]lược'[-]của[-]côn[-]trùng[-]và[-]thực[-]vật

 
Các khối băng tuyết tại Nam Cực đang dần chuyển thành màu xanh lá cây do sự phát triển của rêu và tảo. Nhưng một mối nguy hại mới với Nam Cực đã được các nhà khoa học cảnh báo đó chính là ruồi và những loại côn trùng khác.
 
Khi ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan Nam Cực, những loại sinh vật xâm thực như côn trùng và thực vật lại càng được phát tán mạnh hơn. Côn trùng và thực vật đến với Nam Cực ở dạng ấu trùng dần thích nghi và phát triển hơn khi nhiệt độ tại châu lục này đã tăng hơn 3 độ C trong một thập kỷ qua.
 
Các sông băng ngày càng thu hẹp diện tích để lộ nhiều vùng đất trống, nhanh chóng bị rêu phát triển lấp chỗ. Theo các nhà khoa học, những “cánh đồng rêu” này là môi trường thích hợp cho những kẻ xâm thực như ruồi trú ẩn và phát triển.
 
Quá trình xâm thực của các loài côn trùng và thực vật mới tại Nam Cực đang được các nhà khoa học theo dõi sát do vùng đất này được xem là châu lục dễ tổn thương nhất từ tình trạng nóng lêncủa toàn cầu.
 
“Ruồi là một ví dụ sinh động về những vấn đề mà Nam Cực phải đối phó với những sinh vật xâm thực. Chúng xuất phát từ các con tàu du lịch, phát triển mạnh trong khoang bếp của tàu và sau đó trú ẩn trong các trại thám hiểm Nam Cực. Bây giờ chúng sẽ thoát ra ngoài môi trường do nhiệt độ tại Nam Cực đang nóng lên, điều này làm chúng tôi lo lắng. Những loại côn trùng như ruồi mang theo các loại mầm bệnh có sức tàn phá đối với các loài sinh vật bản địa”, ông Dominic Hodgson nhà khoa học thuộc đội Khảo sát Nam Cực Anh cho biết.
 
Tại Nam Cực có một số loài côn trùng bản địa. Cùng với rêu bản địa những loài côn trùng này đang có nguy cơ biến mất vì 3 nguồn đe dọa chính: các chuyến công tác của các nhà khoa học, sự gia tăng của các đoàn khách du lịch và cuối cùng là sự nóng lên toàn cầu.
 
Trong năm 2016 có khoảng 38.000 khách du lịch đến Nam Cực. Năm nay số lượng khách sẽ tăng lên thành 43.000 người. Dù ông Hodgson cho biết là những khách du lịch đến Nam Cực đều có ý thức giữ gìn thiên nhiên rất tốt. Nhưng với số lượng khách tăng chóng mặt như hiện nay thì nguy cơ phát tán các loài xâm thực là có thật.
 
Theo nhà nghiên cứu Anh Current Biology các loài thực vật tại Nam Cực sẽ phát triển bùng nổ trong những năm tới khi nhiệt độ của lục địa này không ngừng gia tăng. Một nhóm nghiên cứucủa trường Đại học Exeter gần đây đã công bố kết luận rằng số lượng rêu phủ trên bề mặt Nam Cực hiện nay đã tăng 4 – 5 lần so với thời 1950.
 
“Sự nhạy cảm của việc phát triển các hòn đảo rêu trong quá khứ gia tăng nhiệt độ cho thấy hệ sinh thái sẽ thay đổi nhanh chóng khi nhiệt độ tiếp tục tăng trong tương lai, dẫn đến những sự thay đổi lớn trong sinh học và cảnh quan của Nam Cực. Nói tóm lại, chúng ta có thể sẽ thấy cây xanh tại Nam Cực, điều đã xảy ra tại Bắc Cực trong thời gian qua”, Dan Charman người đứng đầu nhóm nghiên cứu của Đại học Exeter nói.
 
“Côn trùng và các thực vật  Nam Cực đã tồn tại ở đó hàng ngàn năm trước. Chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ nếu chúng ta muốn cứu vãn khu vực môi trường nguyên sơ cuối cùng này”, ông Hodgson nói.
(Theo Một thế giới)

Bài viết cùng chuyên mục

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Ngày càng có nhiều chuyến du lịch đến Nam Cực hơn cũng như sự ấm lên của lục địa này khiến cho châu lục lạnh giá đang bị đe dọa.
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Ngày càng có nhiều chuyến du lịch đến Nam Cực hơn cũng như sự ấm lên của lục địa này khiến cho châu lục lạnh giá đang bị đe dọa.
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Ngày càng có nhiều chuyến du lịch đến Nam Cực hơn cũng như sự ấm lên của lục địa này khiến cho châu lục lạnh giá đang bị đe dọa.
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Ngày càng có nhiều chuyến du lịch đến Nam Cực hơn cũng như sự ấm lên của lục địa này khiến cho châu lục lạnh giá đang bị đe dọa.
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Ngày càng có nhiều chuyến du lịch đến Nam Cực hơn cũng như sự ấm lên của lục địa này khiến cho châu lục lạnh giá đang bị đe dọa.
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Ngày càng có nhiều chuyến du lịch đến Nam Cực hơn cũng như sự ấm lên của lục địa này khiến cho châu lục lạnh giá đang bị đe dọa.

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI