Skip to content
ks-hque-phong_xa-dong-van_che-hoa-vang_2021

Những khu Dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận tại Việt Nam

Tính đến năm 2021, Việt Nam có 11 khu Dự trữ sinh quyển được thế giới công nhận, được coi là nơi lưu giữ nguồn sống, dự trữ tương lai sinh tồn và gắn kết con người với thiên nhiên.
Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 33 của Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển UNESCO tổ chức tại Nigeria, Việt Nam đã có thêm hai khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) được công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”, bao gồm: khu DTSQ Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) và Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai). Việc này đã giúp Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng khu DTSQ đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (11 khu), sau Indonesia (19 khu).
 
Những khu DTSQ được công nhận sẽ là mô hình phát triển bền vững tại địa phương, cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học trên nền tảng là sự kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giàu tính bản địa. Cùng với đó, những khu DTSQ cho thấy nỗ lực được công nhận của Việt Nam trong cung cấp các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu song song với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người cũng như tiến tới thực hiện các cam kết về Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
 
Tuy nhiên công tác quản lý của các khu DTSQ còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khu DTSQ còn chưa được theo dõi quản lý sát sao, cùng với địa giới sinh học liên tỉnh khiến việc phân bổ và sử dụng cán bộ quản lý và chịu trách nhiệm còn lúng túng. Tại một số khu DTSQ, sinh kế của người dân còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên khiến cho cán bộ quản lý rất khó cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì cộng đồng địa phương. 
 
Nhận thấy những bất cập trong công tác quản lý tại các khu DTSQ, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái ECODE đã đề xuất và thực hiện đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất khung hướng dẫn quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam”, được thực hiện từ năm 2021 – 2024 do GS.TSKH Trương Quang Học là chủ nhiệm đề tài. Trong năm 2021, nhóm chuyên gia ECODE đã thực hiện khảo sát 4 khu DTSQ bao gồm: khu DTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ, khu DTSQ châu thổ Sông Hồng, khu DTSQ Cát Bà và khu DTSQ miền Tây Nghệ An từ đó có cái nhìn bao quát chung về hiện trạng và khó khăn mà từng khu đang gặp phải.
 
Nhìn chung, các khu DTSQ đều đã xây dựng được bộ máy quản lý cơ bản, có kế hoạch, định hướng phát triển và nguồn ngân sách ổn định để duy trì, thực hiện các hoạt động. Tuy nhiên, vì đa số các khu DTSQ trải dài trên nhiều tỉnh, huyện, xã, không tuân theo địa giới hành chính, nên công tác quản lý còn nhiều hạn chế, vướng mắc và chồng chéo về cán bộ quản lý cũng như về trách nhiệm cụ thể của các ban ngành và các cấp, bên cạnh đó cơ chế điều phối của một số khu chưa quan tâm đến lĩnh vực sinh quyển.
Nhóm nghiên cứu ECODE khảo sát tại khu DTSQ miền Tây Nghệ An, thuộc địa phận xã Đồng Văn, huyện Quế Phong.
 
Từ kết quả khảo sát và phân tích công tác quản lý tại các khu dự trữ sinh quyển, nhóm chuyên gia của ECODE sẽ tiếp tục phát triển đề tài và đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện bộ máy quản lý, cơ chế vận hành để các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam nâng cao năng lực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
 

Tác giả bài viết: Quỳnh Bùi

Similar posts

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Tính đến năm 2021, Việt Nam có 11 khu Dự trữ sinh quyển được thế giới công nhận, được coi là nơi lưu giữ nguồn sống, dự trữ tương lai sinh tồn và gắn kết con người với thiên nhiên.
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Tính đến năm 2021, Việt Nam có 11 khu Dự trữ sinh quyển được thế giới công nhận, được coi là nơi lưu giữ nguồn sống, dự trữ tương lai sinh tồn và gắn kết con người với thiên nhiên.
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Tính đến năm 2021, Việt Nam có 11 khu Dự trữ sinh quyển được thế giới công nhận, được coi là nơi lưu giữ nguồn sống, dự trữ tương lai sinh tồn và gắn kết con người với thiên nhiên.
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Tính đến năm 2021, Việt Nam có 11 khu Dự trữ sinh quyển được thế giới công nhận, được coi là nơi lưu giữ nguồn sống, dự trữ tương lai sinh tồn và gắn kết con người với thiên nhiên.
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Tính đến năm 2021, Việt Nam có 11 khu Dự trữ sinh quyển được thế giới công nhận, được coi là nơi lưu giữ nguồn sống, dự trữ tương lai sinh tồn và gắn kết con người với thiên nhiên.
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Tính đến năm 2021, Việt Nam có 11 khu Dự trữ sinh quyển được thế giới công nhận, được coi là nơi lưu giữ nguồn sống, dự trữ tương lai sinh tồn và gắn kết con người với thiên nhiên.

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI