Skip to content
ecode_1

Phát triển cách tiếp cận hệ Sinh thái – Xã hội và nghiên cứu điển hình tại đồng bằng sông Hồng (Trương Quang Học & Hoàng Thị Ngọc Hà)

Nhóm tác giả – các chuyên gia của Nhóm nghiên cứu liên ngành ECODE vừa có thêm một công bố mới được đăng trên Tạp chí khoa học của Đại học quốc gia. Bài báo có tiêu đề “Phát triển cách tiếp cận hệ Sinh thái – Xã hội và nghiên cứu điển hình tại đồng bằng sông Hồng” (Developing Social-Ecological System Approach and a Case Study in Red River Delta).
Sau 3 thập kỷ phát triển theo hướng bền vững, sự phát triển của Việt Nam vẫn chưa bền vững, nhất là về mặt xã hội và sinh thái, nền kinh tế vẫn là kinh tế nâu: chất lượng sản phẩm thấp, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, gia tăng phát thải khí nhà kính – gây biến đổi khí hậu (BĐKH), và những vấn đề xã hội khác.

Trong khoảng 20 năm gần đây, lý thuyết Sinh thái – Xã hội rất phát triển trên phạm vi toàn cầu và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để phát triển bền vững. Hiện nay, Việt Nam đang có nhiều đổi mới theo hướng phát triển nhanh và bền vững, thuận thiên, quy hoạch phát triển dựa trên chức năng sinh thái tổng hợp v.v.

Theo hướng này, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) đã tiến hành một nghiên cứu điển hình dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái – xã hội tại 3 huyện ven biển (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, và huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng), đặc trưng cho đồng bằng sông Hồng – một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất ở Việt Nam bởi BĐKH, và đã thu được những kết quả có ý nghĩa về:
i) Phân vùng chức năng sinh thái – xã hội;
ii) Đánh giá tác động của BĐKH và nguồn lực phát triển/khả năng chống chịu thiên tai – khí hậu của các tiểu vùng;
và iii) Đề xuất các giải pháp, mô hình sinh kế thích ứng khí hậu dựa trên hệ sinh thái.

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò của các trụ cột sinh thái, xã hội và cách tiếp cận hệ thống, liên ngành, liên vùng và dựa trên hệ sinh thái là rất quan trọng trong nghiên cứu phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu.

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc nội dung chính của bài báo, chi tiết đón đọc tại đây: https://js.vnu.edu.vn/PaM/article/view/4301

Bài viết cùng chuyên mục

Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Nhóm tác giả - các chuyên gia của Nhóm nghiên cứu liên ngành ECODE vừa có thêm một công bố mới được đăng trên Tạp chí khoa học của Đại học quốc gia. Bài báo có tiêu đề “Phát triển cách tiếp cận hệ Sinh thái - Xã hội và […]
NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TRONG THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH
Nhóm tác giả - các chuyên gia của Nhóm nghiên cứu liên ngành ECODE vừa có thêm một công bố mới được đăng trên Tạp chí khoa học của Đại học quốc gia. Bài báo có tiêu đề “Phát triển cách tiếp cận hệ Sinh thái - Xã hội và […]
ĐÔ THỊ VEN BIỂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Nhóm tác giả - các chuyên gia của Nhóm nghiên cứu liên ngành ECODE vừa có thêm một công bố mới được đăng trên Tạp chí khoa học của Đại học quốc gia. Bài báo có tiêu đề “Phát triển cách tiếp cận hệ Sinh thái - Xã hội và […]
TẬP HUẤN THÍ ĐIỂM “TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO KHU VỰC ĐÔ THỊ/CẬN ĐÔ THỊ VEN BIỂN” TẠI THANH HÓA.
Nhóm tác giả - các chuyên gia của Nhóm nghiên cứu liên ngành ECODE vừa có thêm một công bố mới được đăng trên Tạp chí khoa học của Đại học quốc gia. Bài báo có tiêu đề “Phát triển cách tiếp cận hệ Sinh thái - Xã hội và […]
XÂY DỰNG BỘ BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN VỀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Nhóm tác giả - các chuyên gia của Nhóm nghiên cứu liên ngành ECODE vừa có thêm một công bố mới được đăng trên Tạp chí khoa học của Đại học quốc gia. Bài báo có tiêu đề “Phát triển cách tiếp cận hệ Sinh thái - Xã hội và […]
XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO KHU VỰC ĐÔ THỊ/CẬN ĐÔ THỊ VEN BIỂN Ở VIỆT NAM
Nhóm tác giả - các chuyên gia của Nhóm nghiên cứu liên ngành ECODE vừa có thêm một công bố mới được đăng trên Tạp chí khoa học của Đại học quốc gia. Bài báo có tiêu đề “Phát triển cách tiếp cận hệ Sinh thái - Xã hội và […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI