Skip to content
quang-binh-hoi-thao-bien-doi-khi-hau-1 (1)

Quảng Bình: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu bằng lập kế hoạch phát triển có lồng ghép thông tin rủi ro

Ngày 22/01/2021, tại thành phố Đồng Hới, Trung tâm ECODE trong khuôn khổ dự án GCF-UNDP đã tổ chức hội thảo tập huấn về lồng ghép thông tin rủi ro khí hậu vào lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và kinh tế – xã hội các cấp của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 – 2025. Hội thảo nhằm thúc đẩy việc lập kế hoạch có lồng ghép và nâng cao năng lực cho lãnh đạo, cán bộ các sở ngành, chính quyền địa phương. Hoạt động này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong bối cảnh Quảng Bình vừa trải qua và đang phục hồi mạnh mẽ sau đợt thiên tai lịch sử hồi tháng 10/11/2020, Tỉnh cũng đang hoàn thiện việc lập các kế hoạch phát triển chiến lược cho 5 năm tới.
Từ những kết quả đạt được của nhiệm vụ xây dựng Gói Thông tin rủi ro khí hậu (Risk Pack), Trung tâm ECODE đang nỗ lực chia sẻ, chuyển giao, tập huấn về các Gói Thông tin rủi ro đến các bên liên quan tại địa phương nhằm cung cấp các đầu vào thông tin và kỹ thuật cần thiết cho công tác lập kế hoạch và truyền thông, tập huấn tại 7 tỉnh dự án GCF. Theo đó, các đại biểu tham dự cũng được tập huấn về phương pháp, quy trình thực hiện lồng ghép và thảo luận lập kế hoạch, lựa chọn các giải pháp ưu tiên cho địa phương về giảm thiểu rủi ro và thích ứng.Lãnh đạo ông Đặng Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, cho rằng biết, thiên tai cũng như biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng khốc liệt hơn và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, đời sống, kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình. Năm 2020 thiên tai đã gây tổn thất nghiêm trọng cho tỉnh với ước tính thiệt hại hơn 3.700 tỷ đồng trong đó chỉ riêng đợt bão, lũ chồng chất trong tháng 10 năm 2020 đã chiếm 3.500 tỷ đồng, cướp đi sinh mạng của 25 người, 197 người bị thương, 104 nhà bị hư hỏng hoàn toàn, 106.000 ngôi nhà bị sập, … Thực tế khắc nghiệt đó đã cho thấy cần tiếp tục có các giải pháp trước mắt và lâu dài bám sát thực tiễn địa phương và phải bắt đầu từ việc lập kế hoạch có lồng ghép chủ động.

Những chia sẻ tại hội thảo cho biết việc lồng ghép đã được quy định, hướng dẫn trong một số văn bản, chính sách như Thông tư 05/2016-Bộ kế hoạch và Đầu tư, và Luật Phòng, chống thiên tai. Các địa phương vẫn chủ động tích hợp các mục tiêu, giải pháp giảm thiểu rủi ro vào quá trình lập và triển khai kế hoạch, dù vậy kết quả còn nhiều hạn chế. Một số nguyên nhân được các đại biểu nêu ra như do văn bản hướng dẫn chưa cụ thể nên khó áp dụng, hiểu biết và kỹ năng về lồng ghép, giám sát, đánh giá của cán bộ địa phương hạn chế, phân bổ ngân sách cho các dự án, giải pháp dài hạn về ứng phó biến đổi khí hậu hạn hẹp, … Đa số ý kiến đề xuất là cần phải có văn bản có tính pháp lý với hướng dẫn lồng ghép chi tiết hơn, phù hợp với bối cảnh đất nước và điều kiện địa phương.

Các cuộc thảo luận tại hội thảo đã nêu rõ tình hình rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu ở địa phương và đề xuất các giải pháp cấp thiết và lâu dài liên quan đến việc lập và thực hiện kế hoạch. Các đại biểu cho rằng, để xây dựng được các kế hoạch có lồng ghép một cách hệ thống thì nên thành lập các Tổ công tác liên ngành với sự tham gia của các lĩnh vực khác nhau; kế hoạch phòng, chống thiên tai nên được xây dựng trước Kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội; các kết quả đánh giá rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu phải là một phần đầu vào cho lập kế hoạch, làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thích ứng, giảm nhẹ.

Dự án GCF do UNDP phối hợp với Tổng cục Phòng, chống thiên tai triển khai thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và đóng góp trực tiếp cho các nỗ lực giảm thiểu rủi ro ở địa phương. Đến hết tháng 12/2020, dự án đã hỗ trợ tỉnh xây dựng 811 ngôi nhà an toàn và thực hiện 11 lớp tập huấn quản lý/đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Ông Đỗ Mạnh Hùng, Quản đốc Dự án – Ban Quản lý dự án trung ương cho biết, Dự án đã và sẽ tiếp tục hỗ trợ 7 tỉnh dự án trong đó có Quảng Bình nâng cấp hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về thiên tai, khí hậu và góp phần hoàn thiện thể chế chính sách về phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu.


Toàn cảnh hội thảo

Ông Đặng Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, phát biểu khai mạc Hội thảo Ông Đỗ Mạnh Hùng, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, giới thiệu dự án GCF và các hoạt động của Hợp phần 3

 

Hội thảo về Lồng ghép Biến đổi khí hậu tại Quảng Bình là một trong 7 cuộc hội thảo được tổ chức tại 7 tỉnh ven biển trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” (Dự án GCF chống chịu biến đổi khí hậu) do Quỹ khí hậu xanh tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).

Dưới đây là một số hình ảnh về hội thảo

Hình ảnh ngập lụt tại Quảng Bình, tháng 10/2020
(Nguồn: Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình)

 

Ông Đinh Duy Trung, cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình, trình bày báo cáo về việc lập kế hoạch Kinh tế – Xã hội 5 năm có lồng ghép Biến đổi khí hậu

Đại diện của các Sở, ban, ngành và huyện, xã cùng thảo luận tại Hội thảo

 

 

Tác giả bài viết: Nguyen Ha

Similar posts

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Ngày 22/01/2021, tại thành phố Đồng Hới, Trung tâm ECODE trong khuôn khổ dự án GCF-UNDP đã tổ chức hội thảo tập huấn về lồng ghép thông tin rủi ro khí hậu vào lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và kinh tế - xã hội các cấp […]
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Ngày 22/01/2021, tại thành phố Đồng Hới, Trung tâm ECODE trong khuôn khổ dự án GCF-UNDP đã tổ chức hội thảo tập huấn về lồng ghép thông tin rủi ro khí hậu vào lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và kinh tế - xã hội các cấp […]
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Ngày 22/01/2021, tại thành phố Đồng Hới, Trung tâm ECODE trong khuôn khổ dự án GCF-UNDP đã tổ chức hội thảo tập huấn về lồng ghép thông tin rủi ro khí hậu vào lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và kinh tế - xã hội các cấp […]
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Ngày 22/01/2021, tại thành phố Đồng Hới, Trung tâm ECODE trong khuôn khổ dự án GCF-UNDP đã tổ chức hội thảo tập huấn về lồng ghép thông tin rủi ro khí hậu vào lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và kinh tế - xã hội các cấp […]
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Ngày 22/01/2021, tại thành phố Đồng Hới, Trung tâm ECODE trong khuôn khổ dự án GCF-UNDP đã tổ chức hội thảo tập huấn về lồng ghép thông tin rủi ro khí hậu vào lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và kinh tế - xã hội các cấp […]
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Ngày 22/01/2021, tại thành phố Đồng Hới, Trung tâm ECODE trong khuôn khổ dự án GCF-UNDP đã tổ chức hội thảo tập huấn về lồng ghép thông tin rủi ro khí hậu vào lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và kinh tế - xã hội các cấp […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI