Skip to content
9tuyetsapa

Sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam đang suy giảm

Theo Chỉ số sức khỏe đại dương (Ocean Health Index – OHI) – một công cụ mới được đưa ra trên thế giới để đánh giá toàn diện hệ sinh thái đại dương đã tính toán – tình trạng sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam đang suy giảm và sẽ tiếp tục suy giảm trong 5 năm tới.

 


OHI của Việt Nam đạt 50 điểm

Theo nghiên cứu “Đo lường sức khỏe hệ sinh thái biển bằng chỉ số sức khỏe đại dương – cách tiếp cận mới trong quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên” của Dư Văn Toán và Phạm Lê Duy Anh – Viện Nghiên cứu Quản lý Biển&Hải đảo, Tổng cục Biển&Hải đảo Việt Nam, được đăng tải trên Báo Tài nguyên&Môi trường rằng OHI là thang đo mới về tình trạng sức khỏe đại dương, được nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Quốc gia về Phân tích&Tổng hợp Sinh thái (Mỹ) và Tổ chức Bảo tồn Quốc tế công bố năm 2012. 

Trong khi các thang đo truyền thống khác chủ yếu tập trung vào các tác động tiêu cực từ hoạt động của người đến môi trường thì OHI khác biệt ở chỗ, phương thức này nhận ra lợi ích của con người bắt nguồn từ đại dương và cách con người có thể quản lý bền vững để gìn giữ những lợi ích của đại dương cho thế hệ mai sau.

OHI được xây dựng dựa trên 10 tiêu chí về sinh thái, xã hội và chính trị, bao gồm khả năng cung cấp thực phẩm, cơ hội đánh bắt cá cho ngư dân địa phương, khả năng cung cấp các sản phẩm tự nhiên, khả năng lưu trữ carbon, khả năng phòng hộ ven biển, khả năng cải thiện đời sống và kinh tế ngư dân ven biển, giá trị dịch vụ du lịch và giải trí, cảnh quan, nước sạch và đa dạng sinh học. 10 tiêu chí này được đánh giá theo thang điểm 100.

Hiện tại, Chỉ số OHI của các quốc gia dao động từ 36 đến 86. Trong đó, đảo Jarvis – một hòn đảo tương đối nguyên sơ không có người sinh sống ở Nam Thái Bình Dương đạt điểm số cao nhất (86). Các quốc gia có chỉ số OHI cao như Canada đạt 70, Mỹ đạt 63 điểm, Anh đạt 62 điểm, Trung Quốc đạt 53 điểm. Các nước này có xu hướng xếp hạng cao hơn vì có nhiều nguồn lực hơn để bảo tồn biển và nhập khẩu hải sản. Trong khi đó, Chỉ số này ở Việt Nam là 50 điểm, đứng ở vị trí thấp so với các quốc gia khác. Đặc biệt, điểm số OHI thấp về các tiêu chí: Cung cấp thực phẩm, sản phẩm tự nhiên, du lịch và giải trí. 

Điều này cho thấy, sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam đang và sẽ tiếp tục suy giảm nếu các cơ quan quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường và các ngành kinh tế biển không xem xét đến sức khỏe hệ sinh thái biển một cách thống nhất, toàn diện.
Hệ sinh thái biển Việt Nam suy thoái nghiêm trọng.

Theo đánh giá của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, hầu hết các hệ sinh thái ven bờ biển của nước ta đều đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng do bị khai thác quá mức, bị đe dọa nặng nề bởi ô nhiễm chất thải, lắng đọng trầm tích và ô nhiễm tràn dầu.

Theo Vietnam+, môi trường biển bị ô nhiễm nặng do chất thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chất thải sinh hoạt. Nên chất lượng trầm tích, đáy biển là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật đáy cũng ô nhiễm quá mức theo quy định của hầu hết các chuẩn quốc tế…Vì vậy, cần phải triển khai các giải pháp đồng bộ để bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái này.

Hiện có tới 62% tổng diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc là rừng trồng mới, thuần loại, chất lượng rừng kém cả về kích cỡ, chiều cao cây và đa dạng thành phần loài. Những cánh rừng ngập mặn tự nhiên hầu như không còn. Sự suy thoái thể hiện rõ nét nhất qua sự suy giảm nhanh chóng về diện tích và chất lượng các khu rừng ngập mặn.

Cụ thể như năm 1943 Việt Nam có hơn 408.500 ha rừng ngập mặn, thì đến năm 2006 chỉ còn 209.741 ha và chủ yếu là rừng trồng mới. Mất rừng ngập mặn chính là làm mất bãi đẻ của các loài thủy sản, mất nơi cư trú di cư của các loài chim nước, chức năng chống phèn hóa, ngăn ngừa xói lở bờ biển, hạn chế tác hại của bão lũ, triều cường.

Năm 2001, diện tích phân bố rạn san hô biển Việt Nam khoảng 110.000 ha, song theo số liệu điều tra nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển hiện chỉ còn 14.130 ha. Các kết quả điều tra tại 7 vùng san hô trọng điểm cho thấy chỉ có 2,9% diện tích được đánh giá là trong điều kiện sinh trưởng tốt; 11,6% ở trong tình trạng tốt, còn 44.9% rơi vào tình trạng xấu và rất xấu.

Rạn san hô ở vùng quanh đảo Cô Tô-Quảng Ninh vốn được xem là phát triển rất tốt, tỷ lệ phủ đạt 60-80%, có nơi 100%. Nhưng gần đây rạn san hô ở khu vực này hầu như đã chết hoàn toàn. Nguyên nhân gây chết do ngư dân đánh bắt cá ở rạn san hô bằng hóa chất độc Xianua từ những năm 2002-2006, làm cho san hô chết hàng loạt vào thời gian này.

Riêng hệ sinh thái thảm cỏ biển được xem là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài hải sản. Số loài cư trú trong vùng thảm cỏ biển thường cao hơn vùng biển bên ngoài từ 2 đến 8 lần. Cách đây 5 năm, thảm cỏ biển ven bờ Việt Nam còn tới 12.380 ha, chủ yếu thuộc về vùng bờ biển đảo Phú Quốc-Kiên Giang.

Nhưng cũng giống như rạn san hô, thảm cỏ biển đang mất dần diện tích, một phần do tai biến thiên nhiên, một phần do lấn biển để xây dựng các công trình và làm đầm, ao nuôi thủy sản. Nên đến nay độ che phủ của thảm cỏ biển tại nhiều khu vực đã giảm một nửa diện tích so với năm 2007.

Vẫn theo Báo Tài nguyên&Môi trường, dự đoán trong 5 năm tới, các lĩnh vực cung cấp thực phẩm, cơ hội đánh bắt thủy sản thủ công và đặc trưng của vùng (cảnh quan) sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khả năng cung cấp các sản phẩm tự nhiên, khả năng lưu trữ carbon, khả năng phòng hộ ven biển, khả năng cải thiện đời sống và kinh tế ngư dân ven biển, nước sạch và đa dạng sinh học sẽ giảm đi. 

Áp dụng Chỉ số OHI cho 28 tỉnh ven biển 

Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 6/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu hiểu rõ hơn về biển, về tiềm năng, lợi thế cũng như các tác động bất lợi từ biển; thúc đẩy khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển theo hướng bền vững; gìn giữ chất lượng môi trường nước biển; duy trì chức năng sinh thái và năng suất sinh học của các hệ sinh thái biển, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Để đánh giá được mức độ phát triển bền vững biển, đồng thời giúp công tác quản lý tổng hợp và thống nhất về tài nguyên môi trường trên vùng biển Việt Nam, TS.Dư Văn Toán đề nghị, Việt Nam nên áp dụng công cụ OHI vào đánh giá cho 28 địa phương ven biển. 

Báo Tài nguyên&Môi trường cho rằng để thực hiện được điều này, Việt Nam cần nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học, tiêu chí, mục tiêu, cơ sở dữ liệu để áp dụng OHI. Khi thực hiện OHI, hàng năm, Việt Nam sẽ công bố chỉ số OHI và 10 chỉ số thành phần về đa dạng sinh học, nghề cá…Chính cách làm này sẽ giúp Việt Nam kiểm soát sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam một cách khoa học, từ đó đề ra biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái biển trước nhiều nguy cơ gây suy thoái.


M.C (MTX)

 


 


OHI của Việt Nam đạt 50 điểm

Theo nghiên cứu “Đo lường sức khỏe hệ sinh thái biển bằng chỉ số sức khỏe đại dương – cách tiếp cận mới trong quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên” của Dư Văn Toán và Phạm Lê Duy Anh – Viện Nghiên cứu Quản lý Biển&Hải đảo, Tổng cục Biển&Hải đảo Việt Nam, được đăng tải trên Báo Tài nguyên&Môi trường rằng OHI là thang đo mới về tình trạng sức khỏe đại dương, được nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Quốc gia về Phân tích&Tổng hợp Sinh thái (Mỹ) và Tổ chức Bảo tồn Quốc tế công bố năm 2012. 

Trong khi các thang đo truyền thống khác chủ yếu tập trung vào các tác động tiêu cực từ hoạt động của người đến môi trường thì OHI khác biệt ở chỗ, phương thức này nhận ra lợi ích của con người bắt nguồn từ đại dương và cách con người có thể quản lý bền vững để gìn giữ những lợi ích của đại dương cho thế hệ mai sau.

OHI được xây dựng dựa trên 10 tiêu chí về sinh thái, xã hội và chính trị, bao gồm khả năng cung cấp thực phẩm, cơ hội đánh bắt cá cho ngư dân địa phương, khả năng cung cấp các sản phẩm tự nhiên, khả năng lưu trữ carbon, khả năng phòng hộ ven biển, khả năng cải thiện đời sống và kinh tế ngư dân ven biển, giá trị dịch vụ du lịch và giải trí, cảnh quan, nước sạch và đa dạng sinh học. 10 tiêu chí này được đánh giá theo thang điểm 100.

Hiện tại, Chỉ số OHI của các quốc gia dao động từ 36 đến 86. Trong đó, đảo Jarvis – một hòn đảo tương đối nguyên sơ không có người sinh sống ở Nam Thái Bình Dương đạt điểm số cao nhất (86). Các quốc gia có chỉ số OHI cao như Canada đạt 70, Mỹ đạt 63 điểm, Anh đạt 62 điểm, Trung Quốc đạt 53 điểm. Các nước này có xu hướng xếp hạng cao hơn vì có nhiều nguồn lực hơn để bảo tồn biển và nhập khẩu hải sản. Trong khi đó, Chỉ số này ở Việt Nam là 50 điểm, đứng ở vị trí thấp so với các quốc gia khác. Đặc biệt, điểm số OHI thấp về các tiêu chí: Cung cấp thực phẩm, sản phẩm tự nhiên, du lịch và giải trí. 

Điều này cho thấy, sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam đang và sẽ tiếp tục suy giảm nếu các cơ quan quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường và các ngành kinh tế biển không xem xét đến sức khỏe hệ sinh thái biển một cách thống nhất, toàn diện.
Hệ sinh thái biển Việt Nam suy thoái nghiêm trọng.

Theo đánh giá của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, hầu hết các hệ sinh thái ven bờ biển của nước ta đều đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng do bị khai thác quá mức, bị đe dọa nặng nề bởi ô nhiễm chất thải, lắng đọng trầm tích và ô nhiễm tràn dầu.

Theo Vietnam+, môi trường biển bị ô nhiễm nặng do chất thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chất thải sinh hoạt. Nên chất lượng trầm tích, đáy biển là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật đáy cũng ô nhiễm quá mức theo quy định của hầu hết các chuẩn quốc tế…Vì vậy, cần phải triển khai các giải pháp đồng bộ để bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái này.

Hiện có tới 62% tổng diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc là rừng trồng mới, thuần loại, chất lượng rừng kém cả về kích cỡ, chiều cao cây và đa dạng thành phần loài. Những cánh rừng ngập mặn tự nhiên hầu như không còn. Sự suy thoái thể hiện rõ nét nhất qua sự suy giảm nhanh chóng về diện tích và chất lượng các khu rừng ngập mặn.

Cụ thể như năm 1943 Việt Nam có hơn 408.500 ha rừng ngập mặn, thì đến năm 2006 chỉ còn 209.741 ha và chủ yếu là rừng trồng mới. Mất rừng ngập mặn chính là làm mất bãi đẻ của các loài thủy sản, mất nơi cư trú di cư của các loài chim nước, chức năng chống phèn hóa, ngăn ngừa xói lở bờ biển, hạn chế tác hại của bão lũ, triều cường.

Năm 2001, diện tích phân bố rạn san hô biển Việt Nam khoảng 110.000 ha, song theo số liệu điều tra nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển hiện chỉ còn 14.130 ha. Các kết quả điều tra tại 7 vùng san hô trọng điểm cho thấy chỉ có 2,9% diện tích được đánh giá là trong điều kiện sinh trưởng tốt; 11,6% ở trong tình trạng tốt, còn 44.9% rơi vào tình trạng xấu và rất xấu.

Rạn san hô ở vùng quanh đảo Cô Tô-Quảng Ninh vốn được xem là phát triển rất tốt, tỷ lệ phủ đạt 60-80%, có nơi 100%. Nhưng gần đây rạn san hô ở khu vực này hầu như đã chết hoàn toàn. Nguyên nhân gây chết do ngư dân đánh bắt cá ở rạn san hô bằng hóa chất độc Xianua từ những năm 2002-2006, làm cho san hô chết hàng loạt vào thời gian này.

Riêng hệ sinh thái thảm cỏ biển được xem là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài hải sản. Số loài cư trú trong vùng thảm cỏ biển thường cao hơn vùng biển bên ngoài từ 2 đến 8 lần. Cách đây 5 năm, thảm cỏ biển ven bờ Việt Nam còn tới 12.380 ha, chủ yếu thuộc về vùng bờ biển đảo Phú Quốc-Kiên Giang.

Nhưng cũng giống như rạn san hô, thảm cỏ biển đang mất dần diện tích, một phần do tai biến thiên nhiên, một phần do lấn biển để xây dựng các công trình và làm đầm, ao nuôi thủy sản. Nên đến nay độ che phủ của thảm cỏ biển tại nhiều khu vực đã giảm một nửa diện tích so với năm 2007.

Vẫn theo Báo Tài nguyên&Môi trường, dự đoán trong 5 năm tới, các lĩnh vực cung cấp thực phẩm, cơ hội đánh bắt thủy sản thủ công và đặc trưng của vùng (cảnh quan) sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khả năng cung cấp các sản phẩm tự nhiên, khả năng lưu trữ carbon, khả năng phòng hộ ven biển, khả năng cải thiện đời sống và kinh tế ngư dân ven biển, nước sạch và đa dạng sinh học sẽ giảm đi. 

Áp dụng Chỉ số OHI cho 28 tỉnh ven biển 

Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 6/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu hiểu rõ hơn về biển, về tiềm năng, lợi thế cũng như các tác động bất lợi từ biển; thúc đẩy khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển theo hướng bền vững; gìn giữ chất lượng môi trường nước biển; duy trì chức năng sinh thái và năng suất sinh học của các hệ sinh thái biển, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Để đánh giá được mức độ phát triển bền vững biển, đồng thời giúp công tác quản lý tổng hợp và thống nhất về tài nguyên môi trường trên vùng biển Việt Nam, TS.Dư Văn Toán đề nghị, Việt Nam nên áp dụng công cụ OHI vào đánh giá cho 28 địa phương ven biển. 

Báo Tài nguyên&Môi trường cho rằng để thực hiện được điều này, Việt Nam cần nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học, tiêu chí, mục tiêu, cơ sở dữ liệu để áp dụng OHI. Khi thực hiện OHI, hàng năm, Việt Nam sẽ công bố chỉ số OHI và 10 chỉ số thành phần về đa dạng sinh học, nghề cá…Chính cách làm này sẽ giúp Việt Nam kiểm soát sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam một cách khoa học, từ đó đề ra biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái biển trước nhiều nguy cơ gây suy thoái.


Nguồn: M.C (MTX)

Similar posts

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Theo Chỉ số sức khỏe đại dương (Ocean Health Index – OHI) - một công cụ mới được đưa ra trên thế giới để đánh giá toàn diện hệ sinh thái đại dương đã tính toán – tình trạng sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam đang suy giảm […]
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Theo Chỉ số sức khỏe đại dương (Ocean Health Index – OHI) - một công cụ mới được đưa ra trên thế giới để đánh giá toàn diện hệ sinh thái đại dương đã tính toán – tình trạng sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam đang suy giảm […]
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Theo Chỉ số sức khỏe đại dương (Ocean Health Index – OHI) - một công cụ mới được đưa ra trên thế giới để đánh giá toàn diện hệ sinh thái đại dương đã tính toán – tình trạng sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam đang suy giảm […]
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Theo Chỉ số sức khỏe đại dương (Ocean Health Index – OHI) - một công cụ mới được đưa ra trên thế giới để đánh giá toàn diện hệ sinh thái đại dương đã tính toán – tình trạng sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam đang suy giảm […]
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Theo Chỉ số sức khỏe đại dương (Ocean Health Index – OHI) - một công cụ mới được đưa ra trên thế giới để đánh giá toàn diện hệ sinh thái đại dương đã tính toán – tình trạng sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam đang suy giảm […]
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Theo Chỉ số sức khỏe đại dương (Ocean Health Index – OHI) - một công cụ mới được đưa ra trên thế giới để đánh giá toàn diện hệ sinh thái đại dương đã tính toán – tình trạng sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam đang suy giảm […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI