Skip to content
mua-lu-o-ha-nam-trung-quoc-1627271186912

Trận lũ kỷ lục ở Trung Quốc – Thảm họa kinh hoàng của Biến đổi khí hậu

Bắt đầu từ 20/7, các cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc, gây ngập lụt các vùng rộng lớn ở tỉnh Hà Nam. Các nhà chức trách Hà Nam cho biết cường độ của trận mưa lớn chưa từng có, với lượng mưa hơn 20cm (7,8 inch) đổ xuống Trịnh Châu trong một giờ – bằng 1/3 lượng mưa hàng năm của thành phố được ghi nhận vào năm 2020.

Trận lũ “nghìn năm có một” khiến hơn một triệu người phải di dời và ít nhất 63 người thiệt mạng. Mức độ nghiêm trọng của trận lũ lụt đã được ghi lại bằng nhiều video và được chia sẻ trên các trang mạng xã hội Trung Quốc – Wechat và Weibo – đây là hai nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất của nước này.

Trung Quốc có một lịch sử thảm khốc về lũ lụt và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng chế ngự các dòng sông và suối đầy biến động của đất nước, nhưng rủi ro về thời tiết khắc nghiệt dường như đang ngày càng gia tăng. Vào mùa hè năm 2020, Trung Quốc phải đối mặt với trận lũ lụt dọc sông Dương Tử khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng triệu người khác phải di dời. Những trận mưa vào thời điểm đó đã làm ngập đập Tam Hiệp ở mức cao nhất kể từ khi nó mở cửa vào năm 2003, làm dấy lên lo ngại rằng con đập có thể bị vỡ.

Mặc dù lũ lụt xảy ra hàng năm ở các vùng của Trung Quốc, nhưng những trận mưa kỷ lục gần đây đã khiến các nhà khoa học và quan chức cảnh báo, đặt ra câu hỏi liệu nước này có sẵn sàng đối phó với thời tiết khắc nghiệt và khó lường hơn do biến đổi khí hậu gây ra hay không.

Truyền thông và người dân Trung Quốc bắt đầu thảo luận về vai trò của biến đổi khí hậu đối với thảm họa lũ lụt vừa xảy ra ở Hà Nam, đồng thời yêu cầu chính phủ chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp về khí hậu trong tương lai.

Một số người trên các nền tảng trò chuyện và trang mạng xã hội của Trung Quốc đã đặt ra câu hỏi về việc liệu các hãng tin chính thức ở Trịnh Châu và tỉnh Hà Nam ban đầu có đánh giá thấp trận lũ hay không. Khi bão đổ bộ vào Bắc Kinh gần đây, chính quyền đã cảnh báo người dân ở nhà, nhưng không có lệnh đóng cửa các cơ sở kinh doanh hoặc trường học ở Trịnh Châu trước trận mưa lớn ngày 20/7. Giáo sư Zhan Jiang, đã đăng dòng trạng thái trên Weibo, phàn nàn rằng một đài truyền hình ở tỉnh Hà Nam tiếp tục chiếu chương trình thông thường thay vì cung cấp thông tin về an toàn công cộng.

Có nhiều lý do giải thích hiện tượng thời tiết cực đoan này. Biến đổi khí hậu và sự can thiệp của con người có thể là nguyên nhân chính kích hoạt các trận mưa lớn, dài kỷ lục, gây lũ lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi.

Về nguyên nhân do con người, theo kênh truyền hình Channel News Asia, thay đổi mục đích sử dụng đất do sự phát triển của các thành phố đã làm tăng chi phí thiệt hại do lũ lụt. Việc xây tràn lan các đập nước và đê kè đã cắt đứt kết nối giữa các dòng sông và hệ thống hồ lân cận, qua đó làm thay đổi điều kiện tự nhiên ở vùng rốn lũ. Những dòng sông và hệ thống hồ này vốn có chức năng hấp thụ nước mưa trong mùa hè.

Nguyên nhân còn lại là do biến đổi khí hậu. Mặc dù không nhà khoa học nào khẳng định thiên tai cực đoan cụ thể là do biến đổi khí hậu trực tiếp gây ra, nhưng tình trạng Trái đất nóng lên làm tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan là điều đã được Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) cảnh báo.

Trận lũ lụt kinh hoàng tại Trung Quốc đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về biến đổi khí hậu hiện nay, nhắc nhở rằng chúng ta cần chuẩn bị trước các phương án đối phó và tăng cường kiến thức cho người dân về khủng hoảng khí hậu.

Một cây cầu bị hư hỏng sau trận mưa lớn gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở Gongyi, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Nguồn tin: Theo CNN

Bài viết cùng chuyên mục

“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Bắt đầu từ 20/7, các cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc, gây ngập lụt các vùng rộng lớn ở tỉnh Hà Nam. Các nhà chức trách Hà Nam cho biết cường độ của trận mưa lớn chưa từng có, với lượng mưa hơn 20cm (7,8 inch) đổ xuống Trịnh […]
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Bắt đầu từ 20/7, các cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc, gây ngập lụt các vùng rộng lớn ở tỉnh Hà Nam. Các nhà chức trách Hà Nam cho biết cường độ của trận mưa lớn chưa từng có, với lượng mưa hơn 20cm (7,8 inch) đổ xuống Trịnh […]
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Bắt đầu từ 20/7, các cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc, gây ngập lụt các vùng rộng lớn ở tỉnh Hà Nam. Các nhà chức trách Hà Nam cho biết cường độ của trận mưa lớn chưa từng có, với lượng mưa hơn 20cm (7,8 inch) đổ xuống Trịnh […]
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Bắt đầu từ 20/7, các cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc, gây ngập lụt các vùng rộng lớn ở tỉnh Hà Nam. Các nhà chức trách Hà Nam cho biết cường độ của trận mưa lớn chưa từng có, với lượng mưa hơn 20cm (7,8 inch) đổ xuống Trịnh […]
Chương trình Đào tạo khu vực về Giới – Giảm thiểu rủi ro thiên tai mang tính chuyển đổi
Bắt đầu từ 20/7, các cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc, gây ngập lụt các vùng rộng lớn ở tỉnh Hà Nam. Các nhà chức trách Hà Nam cho biết cường độ của trận mưa lớn chưa từng có, với lượng mưa hơn 20cm (7,8 inch) đổ xuống Trịnh […]
Nghệ An: Khảo sát nghiên cứu về công tác quản lý và các mô hình sản xuất bền vững tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An
Bắt đầu từ 20/7, các cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc, gây ngập lụt các vùng rộng lớn ở tỉnh Hà Nam. Các nhà chức trách Hà Nam cho biết cường độ của trận mưa lớn chưa từng có, với lượng mưa hơn 20cm (7,8 inch) đổ xuống Trịnh […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI