Skip to content
hoi-thao-long-ghep-nam-dinh-1

Trang bị cho các địa phương trong cuộc chiến khí hậu

Là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, hàng năm Việt Nam phải gánh chịu những thiệt hại vô cùng to lớn. Để giảm thiểu thiệt hại, việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, giúp địa phương chủ động đối phó với mối đe dọa lớn.

(Tóm tắt từ bài viết của Báo Đầu tư (VIR): https://www.vir.com.vn/equipping-localities-in-climate-fight-82294.html)


Sáng kiến do UNDP dẫn dắt không chỉ bao gồm thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn còn là giảm thiểu rủi ro thiên tai cho các tỉnh bị ảnh hưởng trên cả nước (Nguồn: Trung tâm ECODE).
Các cơn bão nhiệt đới Linfa, Nangka, Ofel và Molave đổ bộ vào khu vực miền Trung của Việt Nam vào tháng 10 năm 2020 đã gây thiệt hại lớn về tài sản và con người. Theo Tổng cục phòng, chống thiên tai (PCTT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), các cơn bão này đã cướp đi sinh mạng của hơn 240 người, làm sập đổ và ngập lụt khoảng 243.000 ngôi nhà với thiệt hại kinh tế khoảng 1,3 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng.

Thách thức về thiên tai và khí hậu là ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách, thể hiện rõ trong các chiến lược quốc gia và lĩnh vực phát triển. Vấn đề này trở thành nội dung trọng yếu trong kế hoạch phát triển quốc gia mới trong thập kỷ tới. Ví dụ, Chính phủ đã thông qua Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu năm 2011 và Chiến lược Tăng trưởng xanh vào năm 2012, tầm nhìn đến năm 2050. Ngoài ra, Chính phủ còn thông qua Chương trình Hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu cho giai đoạn 2016 – 2020. Nhà nước hỗ trợ cải cách chính sách, nâng cao năng lực và tăng cường đầu tư cho các hành động ưu tiên về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong các lĩnh vực chính, bao gồm quản lý năng lượng, giao thông, lâm nghiệp và tài nguyên nước. Trên bình diện quốc tế, chính phủ cũng đã ủng hộ lĩnh vực môi trường trong đó có Thỏa thuận chung Paris năm 2015.

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Phát triển cộng đồng sinh thái (ECODE) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) triển khai xây dựng Gói thông tin về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu (GNRRTT – TƯBĐKH) cho 7 tỉnh ven biển Việt Nam bao gồm: Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Cà Mau, mục đích nhằm giúp các tỉnh lồng ghép vấn đề GNRRTT – TƯBĐKH vào các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương.

Theo đó, các hội thảo tập huấn về lồng ghép GNRRTT – TƯBĐKH vào các mục tiêu phát triển giai đoạn 2021 – 2025 đã được tổ chức tại các tỉnh Nam Định, Quảng Nam, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi và Cà Mau.


Các địa phương đang dần lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào chiến lược phát triển các cấp (Nguồn: Trung tâm ECODE).
Kết quả cho thấy cho đến nay, khoảng 270 đại biểu từ các tỉnh này đã tham gia các sự kiện, đã có 300 nhà hoạch định chính và 60 người dân địa phương tham gia vào quá trình tham vấn trong đó có 30% là phụ nữ. Họ là đại diện của các cấp tỉnh, huyện và xã. “Các học viên đã được trang bị kiến thức về tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đến tất cả các lĩnh vực của địa phương. Đặc biệt, họ hiểu rằng cần phải đẩy mạnh ông tác lồng ghép GNRRTT – TƯBĐKH vào các mục tiêu phát triển bền vững của địa phương mình”, theo Báo cáo của Ban quản lý dự án GCF.

Nhận xét về lợi ích của việc lồng ghép GNRRTT – TƯBĐKH vào chiến lược và quy hoạch, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trương Quang Học, chuyên gia về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, cho biết: “Việc lồng ghép, tích hợp một cách toàn diện, hệ thống sẽ giúp tiết kiệm và tăng hiệu quả của các nguồn lực, đặc biệt là về thời gian và kinh phí. Hơn nữa, nó làm tăng chất lượng của các dự án và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nhờ sự đầu tư có tập trung của các bên liên quan”.

Vui lòng xem toàn bộ nội dung từ Báo Đầu tư (VIR) tại:
https://www.vir.com.vn/equipping-localities-in-climate-fight-82294.html

Nguồn tin: Báo Đầu tư (VIR)

Bài viết cùng chuyên mục

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, hàng năm Việt Nam phải gánh chịu những thiệt hại vô cùng to lớn. Để giảm thiểu thiệt hại, việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với […]
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, hàng năm Việt Nam phải gánh chịu những thiệt hại vô cùng to lớn. Để giảm thiểu thiệt hại, việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với […]
NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TRONG THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH
Là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, hàng năm Việt Nam phải gánh chịu những thiệt hại vô cùng to lớn. Để giảm thiểu thiệt hại, việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với […]
ĐÔ THỊ VEN BIỂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, hàng năm Việt Nam phải gánh chịu những thiệt hại vô cùng to lớn. Để giảm thiểu thiệt hại, việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với […]
TẬP HUẤN THÍ ĐIỂM “TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO KHU VỰC ĐÔ THỊ/CẬN ĐÔ THỊ VEN BIỂN” TẠI THANH HÓA.
Là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, hàng năm Việt Nam phải gánh chịu những thiệt hại vô cùng to lớn. Để giảm thiểu thiệt hại, việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với […]
XÂY DỰNG BỘ BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN VỀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, hàng năm Việt Nam phải gánh chịu những thiệt hại vô cùng to lớn. Để giảm thiểu thiệt hại, việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI