Skip to content
images1909681_hinh_1

Ứng phó BĐKH: Thay đổi nhận thức nước mặn, lợ

Thời gian qua, tình hình BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp. Dự báo trong tương lai không xa, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng ĐBSCL, 11% diện tích vùng đồng bằng Sông Hồng và 3% diện tích các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị ngập nước. Đặc biệt, TPHCM là địa phương sẽ bị ngập trên 20% diện tích của thành phố. Biến đổi khí hậu còn gây ra hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. GS.TS Mai Trọng Nhuận – Chuyên gia cao cấp – Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách biến đổi khí hậu đã dành cho Báo Tài Nguyên & Môi trường cuộc trò chuyện.

PV: Thưa ông, hiện tượng nắng nóng bất thường diễn ra trên cả nước, hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL vừa qua có thể thấy rõ là BĐKH đang ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

GS.TS Mai Trọng Nhuận
GS.TS Mai Trọng Nhuận

GS.TS Mai Trọng Nhuận: Cả thế giới đều ghi nhận rằng, ĐBSCL là một trong 4 đồng bằng bị tổn thương nặng nề nhất do BĐKH và đặc biệt là nước biển dâng. Trong đó, TPHCM – khu vực Nam bộ này cũng là một trong 10 thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Với việc khai thác sử dụng tài nguyên ở thượng nguồn sông Mê Kông cũng làm gia tăng thêm những thách thức vốn có rất lớn từ nước biển dâng BĐKH, người ta gọi là tác động kép đến ĐBSCL. Chúng ta đã chứng kiến trận hạn hán kỷ lục thiếu nước ngọt và hậu quả nghiêm trọng của nó 2014, 2015, 2016, làm hàng trăm ngàn người thiếu nước ngọt, hàng trăm người phải di cư ra khỏi ĐBSCL, tổn thất kinh tế rất lớn.

Biến đổi khí hậu gây sạt lở vùng ven biển.
Biến đổi khí hậu gây sạt lở vùng ven biển.

Tuy nhiên, đây là cơ hội để chúng ta ứng phó với ĐBSCL. Thứ nhất, khi nước biển ngày càng dâng, và lượng nước ngọt từ thượng nguồn đưa về ngày càng ít do họ xây dựng hệ thống đập thủy điện trên đó, thì nguồn lợi nước ngọt từ phía tây mang về ngày càng giảm. Trong đó, chúng ta phải quan niệm, nguồn lợi từ nước biển, hệ sinh thái mặn lợ ngày càng tăng, và việc đầu tiên ứng phó thành công BĐKH ĐBSCL: Hãy thay đổi cách nhìn và nhận thức.

ĐBSCL nên làm thế này: Cần thích ứng, chung sống khôn ngoan và thông minh với xu hướng nước biển ngày càng dâng và nước ngọt ngày càng ít. Hãy đặt tình huống ĐBSCL không phải là trung tâm lưu trữ nước ngọt lớn nhất Việt Nam nữa, mà trở thành trung tâm thiếu nước ngọt. Vì vậy, đây là cơ hội tốt nhất để chúng ta chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế. Trước kia hoàn toàn dựa vào nước ngọt, bây giờ nên dựa vào hệ sinh thái mặn, lợ, nước biển, quan tâm chăm sóc nhiều hơn đến nguồn lợi từ biển mang tới và chuẩn bị ứng phó tình huống xấu nhất nước ngọt từ phía thượng nguồn ngày càng ít đi. Đó là cách nhìn mới.

Thứ hai, trong tình huống như thế, có hẳn quy hoạch và chiến lược phát triển bền vững ĐBSCL có tính đến yếu tố BĐKH, hay là dựa trên cơ sở BĐKH và nước biển dâng theo cái nhìn mới, chứ không nên dùng hệ thống đê, điều ngăn chặn lại nguồn lợi từ biển. Vì mình không thể vừa tốn kém, vừa ngăn chặn nguồn lợi. Và phải nói với người dân, nước biển trong trường hợp này, không chỉ là nhiễm mặn, tai họa, mà còn là nguồn lợi.

PV: TPHCM cũng được coi là nơi chịu ảnh hưởng của BĐKH cũng khá nghiêm trọng. Theo dự báo, TPHCM là địa phương sẽ bị ngập trên 20% diện tích của thành phố. Ông đánh giá tác động này đối với TPHCM ra sao?

GS.TS Mai Trọng Nhuận: Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân – Bí thư Thành ủy đã nói đến TPHCM là một trong những thành phố chịu tổn thương nặng nề nhất do BĐKH và nước biển dâng. Và những nỗ lực rất lớn của thành phố trong ứng phó với BĐKH theo hướng “xây dựng một thành phố thông minh, chống chịu, thích ứng và đặc biệt là phát triển bền vững trong bối cảnh ứng phó BĐKH”.

Tôi nghĩ những chỉ đạo ấy đủ rồi. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu khoa học mà chúng tôi đã triển khai là xây dựng mô hình đô thị thích ứng ven biển, trên tổng thể bí thư Thành ủy đã nói, thì chúng ta chia ra các mô hình nhỏ hơn. Ví dụ như mô hình quy hoạch thích ứng với BĐKH, mô hình quản trị thích ứng với BĐKH, mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH… Mỗi mô hình nhỏ hội tụ về để trở thành TPHCM thông minh, BĐKH, phát triển bền vững.

Và chúng tôi cho rằng, TPHCM là thành phố dựa vào sông nước nên khả năng chống chịu kém hơn. Nhưng phải biết tạo điều kiện cho nước tự nhiên được lưu chuyển tự nhiên, không nên cản trở lưu chuyển nước tự nhiên, đó là bí quyết thành công đối với TPHCM.

Đối với TP Đà Nẵng, Nha Trang là thành phố “tựa sơn, hưởng thủy”, ở đó họ biết tựa vào núi, đồi để sinh sống và hưởng lợi từ biển chứ không nên đưa những công trình lớn, lâu dài, sát bờ biển như hiện nay chúng ta đang làm. Bởi biển sẽ cướp đi khi nước biển dâng, 1 mét tác động lên độ cao 10 mét và cướp đi hết những thành quả lao động của chúng ta.

PV: Như ông vừa phân tích thì TPHCM chúng ta không nên xây dựng những công trình lớn, sát bờ biển bởi nguy cơ khi nước biển dâng thì sẽ cuốn đi tất cả. Và ông cũng chia sẻ là chúng ta nên sống khôn ngoan thích ứng với sự biến đổi này. Ông có thể nói rõ, cụ thể hơn là người dân cần làm gì trước những tác động này?

GS.TS Mai Trọng Nhuận: Như tôi chia sẻ là cần thay đổi nhận thức nước mặn lợ, hệ sinh thái nước biển không chỉ là gây nhiễm mặn, ngập lụt. Đúng rồi! đó là một tai họa. Nhưng đồng thời phải chắt lọc trong đó những nguồn lợi, đó là hệ sinh thái mặn lợ. Chúng ta biết, năng suất, hiệu quả dựa trên hệ sinh thái mặn lợ thường lớn hơn 5-10 lần so với hệ sinh thái nước ngọt. Ở đây, chúng ta nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng ngập mặn, kèm theo đó là các nguồn lợi đi kèm. Phát triển rừng ngập mặn vừa giúp cho việc ứng phó biến đổi khí hậu ở 3 khía cạnh: Thứ nhất, đây là nơi tàng trữ lượng CO2 rất lớn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, toàn bộ hệ sinh thái ĐBSCL sẽ chứa được 367 Gigatons CO2, gấp 3 lần tổng lượng phát thải của Việt Nam. Thứ hai, giúp chúng ta chống xói lở bờ biển. Và thứ 3 là cung cấp thêm phù sa.

PV: Xin cảm ơn ông!

                                                           Thanh Bạch – Đông Phương/Báo tài nguyên môi trường (thực hiện)

Bài viết cùng chuyên mục

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Thời gian qua, tình hình BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp. Dự báo trong tương lai không xa, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng ĐBSCL, 11% diện tích vùng đồng bằng Sông Hồng và 3% diện tích các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị […]
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Thời gian qua, tình hình BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp. Dự báo trong tương lai không xa, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng ĐBSCL, 11% diện tích vùng đồng bằng Sông Hồng và 3% diện tích các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị […]
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Thời gian qua, tình hình BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp. Dự báo trong tương lai không xa, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng ĐBSCL, 11% diện tích vùng đồng bằng Sông Hồng và 3% diện tích các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị […]
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Thời gian qua, tình hình BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp. Dự báo trong tương lai không xa, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng ĐBSCL, 11% diện tích vùng đồng bằng Sông Hồng và 3% diện tích các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị […]
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Thời gian qua, tình hình BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp. Dự báo trong tương lai không xa, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng ĐBSCL, 11% diện tích vùng đồng bằng Sông Hồng và 3% diện tích các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị […]
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Thời gian qua, tình hình BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp. Dự báo trong tương lai không xa, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng ĐBSCL, 11% diện tích vùng đồng bằng Sông Hồng và 3% diện tích các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI