Skip to content
nqh_6306

Việt Nam dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu

Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Hoesung Lee, chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đã có cuộc trao đổi với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Cho biết Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, Thủ tướng đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của IPCC đối với Việt Nam trong đánh giá tác động, ứng phó với lĩnh vực này trong thời gian qua. Chính phủ Việt Nam mong muốn IPCC tiếp tục hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ Việt Nam nâng cao hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu thời gian tới.
Thủ tướng đề nghị IPCC chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này; quan tâm, tạo điều kiện để các cơ quan, trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam tham gia vào các nhóm nghiên cứu của IPCC. Đồng thời đề nghị IPCC hỗ trợ về kỹ thuật, thiết bị để các chuyên gia Việt Nam đánh giá chính xác hơn về tác động của biến đổi khí hậu, nhất là về các vấn đề ngập lụt, xâm nhập mặn, biến đổi địa chất…
Thủ tướng bày tỏ mong muốn có sự hợp tác từ phía IPCC trong việc triển khai Thỏa thuận Paris về khí hậu (COP 21) mà Việt Nam đã tham gia.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Hoesung Lee
 

Cảm ơn Thủ tướng đã giành thời gian tiếp, ông Hoesung Lee cho biết sáng nay, đã tổ chức thành công hội thảo hữu ích giữa IPCC với cơ quan chức năng của Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường). Đây là lần đầu tiên IPCC tổ chức một sự kiện như vậy. Đại diện các cơ quan quan trọng của IPCC đều có mặt tại Việt Nam, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của IPCC hợp tác với Việt Nam. IPCC nhận thức đầy đủ các thách thức do biến đổi khí hậu mà Việt Nam đang gặp phải.
Ông cho biết, theo đánh giá mới đây của IPCC, mức độ thiệt hại về kinh tế do biến đối khí hậu gây ra trên toàn cầu cao gấp 4 lần so với đánh giá trước đây và mong muốn các nhà khoa học Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu để cập nhật các số liệu bổ sung cho nghiên cứu về biến đổi khí hậu của IPCC.
Ông khẳng định IPCC sẽ nỗ lực tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nhà khoa học trên thế giới nói chung cũng như với Việt Nam nói riêng trong công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu.
Cùng ngày, Thủ tướng tiếp bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác, nhân Ngày Liên hợp quốc 24/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng bà Mehta, các Trưởng đại diện các cơ quan Liên hợp quốc và toàn thể cán bộ, nhân viên Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng như bày tỏ vui mừng trước việc mới đây Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí bầu ông Antonio Guterres làm Tổng Thư ký Liên hợp quốc kế nhiệm ông Ban Ki-moon.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng chân thành cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của các cơ quan Liên hợp quốc đồng hành cùng Việt Nam suốt gần 40 năm qua. Các chương trình của Liên hợp quốc đều có ý nghĩa sát thực với cuộc sống, với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, Thủ tướng cho biết và nhấn mạnh, Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc, coi Liên hợp quốc là một trong những đối tác đa phương hàng đầu.

 

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng các đại diện Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam
 

Năm 2017 sẽ đánh dấu 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2017). Thủ tướng cho rằng đây là dịp để hai bên cùng nhìn lại chặng đường hợp tác đã qua và đưa ra các biện pháp tăng cường hợp tác trong thời gian tới. Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện cho các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam triển khai hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác.
Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp của bà Mehta trong 5 năm công tác tại Việt Nam, cảm ơn những đóng góp vô cùng quý báu của bà trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên hợp quốc. Dưới sự lãnh đạo, điều phối và quan tâm sâu sắc của bà, hệ thống các cơ quan Liên hợp quốc đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bà Mehta cho biết, Tổng thư ký Liên hợp quốc cũng như các thành viên của Liên hợp quốc đều đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam. Việt Nam đã và cam kết tiếp tục tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, tham gia Hội đồng nhân quyền và đóng góp vào nhiều chương trình khác của Liên hợp quốc. Việt Nam đã có vai trò định hình quan trọng trong nhiều chương trình của Liên hợp quốc, trong đó có Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được phần lớn các mục tiêu thiên niên kỷ, nhất là mục tiêu giảm nghèo, giúp Việt Nam có uy tín và tiếng nói mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế. Bà Mehta cho biết Liên hợp quốc sẽ tiếp tục đồng hành với sự phát triển của Việt Nam, mong ký kết văn kiện hợp tác song phương mới, tiếp tục là đối tác phát triển tin cậy và có trách nhiệm với Việt Nam trong thời gian tới./.

Similar posts

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Hoesung Lee, chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đã có cuộc trao đổi với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Hoesung Lee, chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đã có cuộc trao đổi với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Hoesung Lee, chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đã có cuộc trao đổi với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Hoesung Lee, chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đã có cuộc trao đổi với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Hoesung Lee, chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đã có cuộc trao đổi với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Hoesung Lee, chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đã có cuộc trao đổi với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI