Skip to content

Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam

Ngày 05/12/2023 tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) tổ chức hội thảo “Hoàn thiện Khung hướng dẫn quản lý chung cho các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất khung hướng dẫn quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam” do ECODE thực hiện từ năm 2021-2024.

Hội thảo nhằm chia sẻ, cập nhật kết quả thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài mà trọng tâm là tham vấn, góp ý cho hoàn thiện Khung hướng dẫn quản lý chung cho 11 Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới tại Việt Nam hiện nay. Các thảo luận, trao đổi đã diễn ra sôi nổi, thẳng thắn và tâm huyết với sự tham gia, quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu và quản lý chuyên môn của nhiều cơ quan liên quan đến lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển như: Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa Dạng sinh học, Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB), Bộ Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, Viện Nghiên cứu và Phát triển bền vững, Khu DTSQ Cù Lao Chàm và một số đơn vị truyền thông môi trường.

Các đại biểu tham gia hội thảo

Mở đầu hội thảo, GS.TSKH Trương Quang Học, Chủ nhiệm đề tài đã chia sẻ về kết qủa một số sản phẩm nghiên cứu như dự thảo Khung hướng dẫn quản lý, Khung kế hoạch quản lý Khu DTSQ, bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý sinh quyển,… đã được thực hiện trong năm 2021 – 2023, sự tham gia và vai trò của các bên liên quan ở địa phương trong đó có các Ban quản lý Khu DTSQ ở Việt Nam.

Chủ nhiệm đề tài: GS. TSKH Trương Quang Học

Tại Hội thảo, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB), GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí đã đưa ra nhận định: “Hoạt động đề xuất UNESCO công nhận Khu DTSQ thế giới tại Việt Nam không phải là việc đưa danh hiệu về Việt Nam, mà là một hoạt động tiền để nhằm thay đổi tư duy: con người nằm trong hệ thống tổng thể; và con người, thiên nhiên có sự kết nối chặt chẽ”, và “việc đề xuất được Khung quản lý chung cho các Khu DTSQ ở Việt Nam là rất cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý và thúc đẩy thực hiện có hiệu quả mục tiêu hài hoà giữa bảo tồn và phát triển ở các địa phương”.

Chủ tịch Uỷ ban quốc gia Con người và Sinh quyển Việt Nam: GS.TS Nguyễn Hoàng Trí

Trong Hội thảo, các tổ chức thuộc đơn vị thực hiện Đề tài cùng với các chuyên gia, các nhà khoa học thảo luận chuyên sâu về các nội dung: i) Các văn bản pháp luật quản lý Khu DTSQ và đề xuất Khung quản lý chung cho các Khu DTSQ thế giới tại Việt Nam; ii) Đề xuất Khung kế hoạch quản lý cho Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An và miền Tây Nghệ An; iii) Hướng dẫn đánh giá công tác quản lý Khu DTSQ tại Việt Nam; iv) Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo và góp ý, thảo luận của các chuyên gia

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của các cơ quan, chuyên gia tham dự, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái – đơn vị thực hiện Đề tài, cùng với các đơn vị phối hợp và các khu DTSQ sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Khung hướng dẫn quản lý khu DTSQ thế giới tại Việt Nam phù hợp với bối cảnh chung của quốc gia đồnh thời hài hoà với đặc thù địa phương của từng khu DTSQ. Việc sớm đưa vào ứng dụng Khung hướng dẫn quản lý sẽ đáp ứng nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam và thể hiện sự tuân thủ, trách nhiệm của quốc gia theo khuyến nghị của UNESCO, cũng như góp phần hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững.

Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất khung hướng dẫn quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu cấp nhà nước do Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) thực hiện, phối hợp cùng với Cục bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học và sự tham gia của khu DTSQ miền Tây Nghệ An và khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An. Đề tài có thời gian thực hiện từ 2021 – 2024, với mục đích góp phần xây dựng khung hướng dẫn quản lý, kế hoạch và đề xuất mô hình sản xuất xanh ở vùng đệm các Khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận theo yêu cầu và hướng dẫn của UNESCO cũng như sự phù hợp với điều kiện Việt Nam.

 

Similar posts

Ngày 05/12/2023 tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) tổ chức hội thảo “Hoàn thiện Khung hướng dẫn quản lý chung cho các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu […]
Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Ngày 05/12/2023 tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) tổ chức hội thảo “Hoàn thiện Khung hướng dẫn quản lý chung cho các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu […]
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Ngày 05/12/2023 tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) tổ chức hội thảo “Hoàn thiện Khung hướng dẫn quản lý chung cho các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu […]
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Ngày 05/12/2023 tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) tổ chức hội thảo “Hoàn thiện Khung hướng dẫn quản lý chung cho các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu […]
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Ngày 05/12/2023 tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) tổ chức hội thảo “Hoàn thiện Khung hướng dẫn quản lý chung cho các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu […]
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Ngày 05/12/2023 tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) tổ chức hội thảo “Hoàn thiện Khung hướng dẫn quản lý chung cho các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI