Skip to content

“Thế giới cần đến khoa học, khoa học cần đến phụ nữ” – UNESCO (2015)

Thế giới cần đến khoa học, khoa học cần đến phụ nữ” – UNESCO (2015)

Những năm gần đây, Việt Nam ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong hoạt động nghiên cứu của phụ nữ khi họ đã tham gia thực hiện các đề tài trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo thống kê, khoảng 46% số nhà nghiên cứu ở Việt Nam là phụ nữ, con số này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ trung bình của thế giới (30%) [1]. Qua đó thấy được, phụ nữ ngày càng có những đóng góp lớn lao trong công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ (KH&CN), từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, rất nhiều những tiến bộ của KH&CN được khai thác, chuyển giao tới các cơ sở sản xuất, cộng đồng và toàn xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay phụ nữ vẫn đang gặp phải các rào cản, thách thức khi tham gia công tác nghiên cứu, một trong những rào cản lớn nhất khi phát triển sự nghiệp nói chung, tham gia công tác nghiên cứu KH&CN nói riêng chính là những tư tưởng, quan niện từ phía gia đình, cộng đồng, xã hội. Bên cạnh đó, quan niện và phân biệt về giới hiện còn ảnh hưởng tại một bộ phận các tầng lớp xã hội, việc “trọng nam kinh nữ” còn tồn đọng tại một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người có trình độ học vấn, địa vị cao trong xã hội. Điều này không chỉ hạn chế nữ giới tiếp cận giáo dục bậc cao, mà còn ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn, đào tạo, sử dụng nữ trí thức, kìm hãm sự thăng tiến, phát triển của người phụ nữ.

Để tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia hoạt động nghiên cứu KH&CN, cần có những giải pháp như: Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ nói chung và phụ nữ trong hoạt động nghiên cứu KH&CN nói riêng; Xây dựng và cụ thể hóa các chính sách mang tính nhạy cảm giới về hoạt động nghiên cứu KH&CN (chính sách nâng lương, bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo, lựa chọn và tuyển dụng …); Có chính sách bồi dưỡng, đào tạo ưu tiên đối với nữ trí thức làm công tác nghiên cứu KH&CN; Trong công tác lãnh đạo nữ, cần tăng cường trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ, giúp họ tự tin hơn, khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động KH&CN.

Là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực KH&CN, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) luôn tạo hỗ trợ các nhà nghiên cứu nữ trong các đề tài, nghiên cứu liên quan đến giảm thiểu rủi ro thiên tai, sinh kế, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, …. Bên cạnh đó trung tâm luôn chủ động lồng ghép các vấn đề về giới trong các dự án được trung tâm triển khai gồm cả cấp địa phương và trung ương. Trong giai đoạn 2021 -2022, ECODE đã tham gia các chương trình nâng cao năng lực của UN Women tại Việt Nam, đặc biệt tham gia thực hiện sáng kiến về giới trong khuôn khổ dự án POCCA. Sáng kiến “Tăng cường năng lực phụ nữ nông thôn ven biển huyện Diễn Châu, Nghệ An tiếp cận các nguồn vốn đầu tư phát triển sinh kế” đã được tổ chức cho 05 xã ven biển của huyện Diễn Châu, nâng cao năng lực của nữ giới trong việc tìm kiếm và xây dựng hồ sơ năng lực, thu hút nguồn vốn.

Tài liệu tham khảo:

[1] Phụ nữ và nghiên cứu khoa học – Bùi Kiểu Trinh

[2] Phụ nữ trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ: Vinh quang và thách thức – Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn – Bộ KH&CN

Similar posts

Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
“Thế giới cần đến khoa học, khoa học cần đến phụ nữ” – UNESCO (2015) Những năm gần đây, Việt Nam ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong hoạt động nghiên cứu của phụ nữ khi họ đã tham gia thực hiện các đề tài trong nhiều lĩnh vực […]
ĐÔ THỊ VEN BIỂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
“Thế giới cần đến khoa học, khoa học cần đến phụ nữ” – UNESCO (2015) Những năm gần đây, Việt Nam ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong hoạt động nghiên cứu của phụ nữ khi họ đã tham gia thực hiện các đề tài trong nhiều lĩnh vực […]
Nhựa nano – Có phải là một vấn đề đang bị đánh giá thấp?
“Thế giới cần đến khoa học, khoa học cần đến phụ nữ” – UNESCO (2015) Những năm gần đây, Việt Nam ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong hoạt động nghiên cứu của phụ nữ khi họ đã tham gia thực hiện các đề tài trong nhiều lĩnh vực […]
24 chính sách khẩn cấp để bảo vệ các hệ sinh thái
“Thế giới cần đến khoa học, khoa học cần đến phụ nữ” – UNESCO (2015) Những năm gần đây, Việt Nam ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong hoạt động nghiên cứu của phụ nữ khi họ đã tham gia thực hiện các đề tài trong nhiều lĩnh vực […]
Đại dương cũng thải ra khí nhà kính
“Thế giới cần đến khoa học, khoa học cần đến phụ nữ” – UNESCO (2015) Những năm gần đây, Việt Nam ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong hoạt động nghiên cứu của phụ nữ khi họ đã tham gia thực hiện các đề tài trong nhiều lĩnh vực […]
Phương pháp đánh giá thiệt hại thiên tai, khí hậu tại Úc
“Thế giới cần đến khoa học, khoa học cần đến phụ nữ” – UNESCO (2015) Những năm gần đây, Việt Nam ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong hoạt động nghiên cứu của phụ nữ khi họ đã tham gia thực hiện các đề tài trong nhiều lĩnh vực […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI