Skip to content
1 (2)

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH THÁI VIỆT NAM

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một hiện tượng toàn cầu, nó đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Và đặc biệt, trước sự tác động của BĐKH, hệ sinh thái Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng.
Rặng san hô Great Barrier Reef ở Úc bị tẩy trắng gần Port Douglas do tác động của BĐKH. Ảnh: Greenpeace / Brett Monroe Garner
Rặng san hô Great Barrier Reef ở Úc bị tẩy trắng gần Port Douglas do tác động của BĐKH.
Ảnh: Greenpeace / Brett Monroe Garner

Dựa vào một số nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới như ở quần đảo Maldavies, Banglades và một số vùng khác, kết hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, chúng ta có thể dự báo hậu quả của BĐKH sẽ tác động mạnh lên hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng dọc bờ biển và các hệ sinh thái rừng trong cả nước. Hai vùng đồng bằng và ven biển lớn ở nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất giàu có về các loài sinh vật, là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão tố sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật đa dạng trong đó. Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt đới (kém giá trị kinh tế trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (giá trị kinh tế cao) giảm (Thông báo Quốc gia lần thứ nhất)

BĐKH, với các hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái ĐDSH nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng cá thể ít, cũng vì thế mà sẽ tăng nguy cơ diệt chủng của động thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm (Thông báo Quốc gia lần thứ nhất).

Có thể thấy tại Việt Nam, do tác động của BĐKH, tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan diện rộng dày hơn. Ở đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, hạn lại tiếp tục tái diễn trong năm 2019-2020 với quy mô lớn và mức độ khốc liệt hơn so với đợt hạn hán xâm nhập mặn năm 2016. Trong năm 2020, nguồn nước trên các sông suối khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục suy giảm và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 35% đến 70%, một số sông thiếu hụt trên 80%. Bão lớn cấp 4 và 5 diễn ra thường xuyên hơn nhiều trong vòng 35 năm trở lại đây đã dịch chuyển dần xuống phía Nam trong vòng 5 thập kỷ qua.

Nước biển dâng ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến các khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Ðịnh. Khi mực nước biển dâng cao, nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng. 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên nằm trong khu vực có nguy cơ bị ngập.

Hệ sinh thái biển ở những khu vực trên bị tổn thương. Các rặng san hô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển quan trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn cũng bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng.

Cà Mau mất hơn 400 ha rừng phòng hộ mỗi năm do nước biển dâng (Nguồn thông tin và ảnh: vtv.vn)
Cà Mau mất hơn 400 ha rừng phòng hộ mỗi năm do nước biển dâng (Nguồn thông tin và ảnh: vtv.vn)

Tổng hợp: Trần Mai Phương

Nguồn tin: BĐKH & đa dạng sinh học ở Việt Nam, Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, số 219-2009

Bài viết cùng chuyên mục

“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một hiện tượng toàn cầu, nó đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là 1 trong […]
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một hiện tượng toàn cầu, nó đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là 1 trong […]
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một hiện tượng toàn cầu, nó đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là 1 trong […]
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một hiện tượng toàn cầu, nó đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là 1 trong […]
Chương trình Đào tạo khu vực về Giới – Giảm thiểu rủi ro thiên tai mang tính chuyển đổi
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một hiện tượng toàn cầu, nó đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là 1 trong […]
Nghệ An: Khảo sát nghiên cứu về công tác quản lý và các mô hình sản xuất bền vững tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một hiện tượng toàn cầu, nó đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là 1 trong […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI