Skip to content
pasted image 0

Bảo tồn động vật hoang dã: nhiệm vụ cấp thiết trong thời đại mới

Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã chỉ ra bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần nhanh chóng thực hiện.

Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, là nơi cư trú của rất nhiều loài động, thực vật hoang dã. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học do tình trạng săn bắn, buôn bán động vật hoang dã trái phép và nhận thức sai lệch của một bộ phận người dân về các sản phẩm từ động vật hoang dã. 

 

Theo Báo cáo “Tóm tắt các hành động cần thực hiện để ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã tại Việt Nam” của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (EVN), trong 5 năm qua, EVN  đã ghi nhận 9.239 vụ vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) tại Việt Nam, bao gồm gần 25.000 các vi phạm đơn lẻ, từ các vi phạm ít nghiêm trọng như nuôi nhốt ĐVHD làm thú cưng hoặc quảng cáo các sản phẩm từ ngà voi trên Internet, đến các vụ bắt giữ với số lượng lớn sừng tê giác, vảy tê tê, hổ và các loài ĐVHD hoặc sản phẩm của từ ĐVHD có giá trị cao khác.

Sao La, một trong những loài động vật quý hiếm đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam 

Theo bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong một bài phỏng vấn với TTXVN, việc buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã là một trong những nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là suy giảm các loài động vật hoang dã trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bất cứ một loài nào đều là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái và sự biến mất một loài cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng trong tự nhiên.

 

Trong bối cảnh đó, năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khởi động dự án “Tăng cường quan hệ đối tác nhằm bảo vệ các loài nguy cấp có ý nghĩa toàn cầu tại Việt Nam” (WLP). Dự án WLP nằm trong Chương trình “Hợp tác toàn cầu về bảo tồn vì sự phát triển bền vững” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ và Ngân hàng Thế giới (WB) là cơ quan điều phối chung với sự tham gia của 19 quốc gia ở Châu Phi và Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn – Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học phát biểu trong ngày khởi động dự án WLP của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 10/09/2019. 

Dự án gồm 4 hợp phần, bao gồm: Hoàn thiện các quy định chính sách, pháp luật và quản lý dữ liệu để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng; Tăng cường năng lực cho các lực lượng thực thi pháp luật quốc gia và các cơ quan quản lý bảo tồn để giảm thiểu các mối đe dọa đối với các loài nguy cấp; Tăng cường mối quan hệ đối tác và mở rộng quy mô và thể chế hóa các chiến dịch đổi hành vi, làm giảm nhu cầu tiêu thụ các loài nguy cấp; Quản lý, đánh giá và giám sát dự án.

 

Từ năm 2019 đến năm 2021, dự án WLP đã tích cực triển khai các hoạt động như hoàn thiện bộ máy hành chính gồm các chuyên gia nghiên cứu, tư vấn để thực hiện dự án, hỗ trợ xây dựng các quy định pháp luật về bảo vệ loài, Hỗ trợ xây dựng các quy định pháp luật về bảo vệ loài với yêu cầu quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật; đánh giá thực trạng ở Việt Nam; khảo sát, đánh giá chính sách và nguồn lực cho các hoạt động bảo tồn; Đánh giá hiện trạng các cơ sở gây nuôi, bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp và đề xuất giải pháp quản lý; điều tra, khảo sát trên toàn quốc; đồng thời tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho Việt Nam; Thực hiện lồng ghép nội dung bảo vệ động vật hoang dã trong Chương trình hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về đa dạng sinh học; xây dựng Chương trình bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ và tham vấn các bên liên quan…

 

Năm 2022, trong khuôn khổ Hợp phần 3 “Tăng cường mối quan hệ đối tác và mở rộng quy mô và thể chế hóa các chiến dịch đổi hành vi, làm giảm nhu cầu tiêu thụ các loài nguy cấp”, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái ECODE tham gia cùng với Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng và hỗ trợ thực hiện chương trình truyền thông bảo vệ các loài hoang dã nguy cấp”. Mục tiêu của nhiệm vụ là xây dựng chương trình truyền thông dài hạn nhằm xây dựng và thể chế hóa chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ các loài hoang dã hướng tới nhiều nhóm đối tượng mục tiêu và thực hiện một phần nội dung của chương trình. Các nhóm đối tượng mục tiêu của chương trình bao gồm: cán bộ quản lý nhà nước ở các bộ ngành liên quan và các cấp trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học và công chúng nói chung, đặc biệt là thanh niên – lực lượng tiên phong trong các chiến dịch vì môi trường và cộng đồng. 

 

Trong thời gian tới, Trung tâm ECODE sẽ tiến hành, tổ chức các lớp tập huấn tại 3 miền Bắc, Trung, Nam cho cán bộ quản lý, cán bộ địa phương tại các vườn quốc gia, khu Bảo tồn thiên nhiên. Đây sẽ là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực của các cán bộ trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, góp phần thực hiện mục tiêu chung của dự án WLP cũng như tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Tác giả bài viết: Quỳnh Bùi

Bài viết cùng chuyên mục

“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã chỉ ra bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần nhanh chóng thực hiện.
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã chỉ ra bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần nhanh chóng thực hiện.
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã chỉ ra bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần nhanh chóng thực hiện.
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã chỉ ra bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần nhanh chóng thực hiện.
Chương trình Đào tạo khu vực về Giới – Giảm thiểu rủi ro thiên tai mang tính chuyển đổi
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã chỉ ra bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần nhanh chóng thực hiện.
Nghệ An: Khảo sát nghiên cứu về công tác quản lý và các mô hình sản xuất bền vững tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã chỉ ra bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần nhanh chóng thực hiện.

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI