Bob Ward, giám đốc chính sách và truyền thông tại Viện Nghiên cứu Grantham về Biến đổi Khí hậu và Môi trường tại Trường Kinh tế London, cho biết: “Các nhà khoa học đã xác định được một số ngưỡng hoặc điểm tới hạn tiềm năng của khu vực và toàn cầu trong khí hậu mà vượt quá các tác động trở nên không thể ngăn cản. Chúng có thể tạo ra các phản ứng xã hội và kinh tế to lớn, chẳng hạn như di dân và xung đột, và do đó thể hiện những rủi ro tiềm tàng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Các điểm giới hạn là những tác động của biến đổi khí hậu mà các nhà hoạch định chính sách lo lắng nhất, nhưng các nhà khoa học và nhà kinh tế lại khó định lượng chúng”.
Simon Lewis, giáo sư của tại Đại học College London, cho biết: “Không có gì đáng ngạc nhiên trong báo cáo IPCC, vì tất cả thông tin đều đến từ các tài liệu khoa học. Nhưng tựu chung lại, các thông điệp từ IPCC là những đợt nắng nóng, hỏa hoạn, lũ lụt và hạn hán ngày càng nghiêm trọng nghiêm trọng đối với nhiều quốc gia. Trên hết là một số thay đổi không thể đảo ngược, thường được gọi là điểm tới hạn, chẳng hạn như nhiệt độ cao và hạn hán. Những điểm giới hạn này có thể liên kết với nhau, giống như lật đổ quân cờ domino.”
Theo AFP, dự thảo của IPCC nêu chi tiết ít nhất 12 điểm tới hạn tiềm năng. Nếu vượt qua các điểm này, việc hồi phục sau sự cố khí hậu có thể trở nên bất khả thi, ngay cả khi lượng phát thải khí nhà kính được kiểm soát. Báo cáo khẳng định: “Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến, nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con cháu chúng ta nhiều hơn so với chính chúng ta.”
CÁC ĐIỂM TỚI HẠN ĐƯỢC CẢNH BÁO
So với giữa thế kỷ 19, nhiệt độ trung bình hiện tại đã tăng 1,1 độ C. Theo Thỏa thuận chung Paris tại COP21, mức tăng 2 độ C là đủ để bảo vệ tương lai chúng ta. Tuy nhiên, trong báo cáo dự thảo của Liên Hợp Quốc, mức tăng 1,5 độ C có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và những chuỗi thay đổi khủng khiếp.
Nếu mức tăng nhiệt độ là 2 độ C, hàng chục triệu người có thể bị đói kinh niên, trong khi 130 triệu người khác rơi vào cảnh nghèo cùng cực.
Nếu Trái Đất nóng lên 2 độ C, các thềm băng ở đảo Greenland và Tây Nam cực sẽ tan ra. Khi đó, mức nước biển có thể tăng tới 13 mét, vượt quá mức có thể phục hồi.
Nếu nhiệt độ tăng 1,5 độ C, 350 triệu người ở các vùng đô thị sẽ bị thiếu nước ngọt. Nếu mức tăng nhiệt độ của Trái Đất tăng từ 1,5 độ C lên 2 độ C, sẽ có thêm 420 triệu người phải chịu đựng những đợt nắng nóng khắc nghiệt.
Một số khu vực như Đông Nam Á, Đông Brazil, miền trung Trung Quốc hay khu vực Địa Trung Hải sẽ phải chịu đựng nhiều loại thiên tai cùng lúc, từ hạn hán, nắng nóng, bão lũ đến cháy rừng.
Các lớp băng tan chảy sẽ trở thành nguồn phát thải khí metan khổng lồ, tiếp tục làm cho khí hậu nóng lên. Rừng Amazon có khả năng biến thành các thảo nguyên, trảng cỏ khô cằn.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Bên cạnh việc đưa ra những cảnh báo về hiểm họa của biến đổi khí hậu, bản dự thảo báo cáo còn đề xuất những điều cần làm ngay để cứu con người khỏi thảm họa, cũng như chuẩn bị cho những tác động không thể đảo ngược.
Con người cần bảo vệ các “hệ sinh thái carbon xanh”, như rừng ngập mặn hay tảo bẹ, có thể dự trữ lượng lớn carbon, giảm tác động của bão và tạo ra môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. Những hệ sinh thái này cũng cung cấp sinh kế cho nhiều cộng đồng ven biển và đảm bảo an ninh lương thực.
Việc chuyển đổi sang chế độ ăn giàu thực vật cũng có thể giúp lượng phát thải carbon giảm tới 70% đến năm 2050.
Tuy vậy, con người không thể dựa vào những hành động đơn lẻ như trồng cây hay đổi tử xe chạy xăng sang xe điện. Chúng ta cần có những hành động toàn diện hơn, trên tất cả các lĩnh vực. Những hành động này cần được thực hiện bởi mọi chủ thể, từ cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp đến chính phủ.
Nguồn tin: theguardian.com