Skip to content
nd-45

Năng lượng Gió và Mặt trời: Cơ hội và triển vọng cho Việt Nam

Ngày 6/5 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc Gặp gỡ lần thứ 2 của cộng đồng năng lượng tái tạo Việt Nam (The second Meeting of Vietnam Renewable Energy Network). Sự kiện này có sự góp mặt của các nhà hoạch định chính sách, nhà sản xuất, lắp đặt, vận hành, cung cấp và các nhà khoa học. Cuộc gặp gỡ được tổ chức nhằm 01) làm rõ một số chính sách, định hướng của cơ quan quản lý về năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng mặt trời nói riêng, những tác động của chính sách này tới sản xuất, nghiên cứu khoa học và nguồn nhân lực trình độ cao; 02) tìm kiếm đối tác đầu tư, triển khai lắp đặt, vận hành và bảo hành bảo trì; 03) cập nhật thông tin về tình hình công nghệ và khoa học trên thế giới và trong nước; 04) thảo luận về cơ hội nghề nghiêp, về khả năng tổ chức khóa học ngắn hạn về năng lượng tái tạo nói chung cho các bên có nhu cầu tại Việt Nam.


Gặp gỡ lần thứ 2 của Cộng đồng Năng lượng Tái tạo

Chính sách mới được ban hành đang theo hướng có lợi cho NLTT

Kể từ 2013, chính sách đáng chú ý nhất, tác động trực tiếp tới ngành sản xuất và khai thác năng lượng mặt trời tại Việt Nam là Quyết định QĐ 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 11/4/2017. Trong đó đề cập tới việc định giá cho 1kW điện được sản xuất từ măt trời khi đóng góp vào lưới điện quốc gia. Rất nhiều ý kiến băn khoăn trong việc áp dụng quyết định này. Tham luận của Ông Nguyễn Văn Vy, Nguyên Hàm Vụ trưởng vụ Kinh tế ngành, một trong những tác giả chính của Chiến lược phát triển NLTT Việt Nam (QĐ 2068) và TS. Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo -CDM, thuộc viện Năng lượng, Bộ Công thương đã giải đáp phần nào những thắc mắc của người nghe tại khán phòng.

Hình 1. Các đại biểu về dự buổi gặp mặt

Những chính sách Cụ thể, chiến lược phát triển NL đến 2020, tầm nhìn đến 2050 ban hành theo Quyết định 1885/2007/QDTTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2007, đã liên tục có 3 sự thay đổi theo hướng chú trọng phát triển nguồn NL tái tạo. Báo cáo của hai vị nêu trên cũng phần nào chia sẻ trăn trở của Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành các chính sách để hỗ trợ phát triển NLTT như : 01) quỹ đầu tư cho phát triển NL bền vững; 02) PPA ; Cơ chế bù đắp thông qua giá điện; 03)  Renewable Portfolio Standards (RPS) đối với công ty phát điện >1000MW và cty phân phối điện trong đó đến 2020: >3% (>5% đối với phân phối điện); đến 2030: >10%; đến 2050: >20%; 04) cơ chế bù trừ (Net Metering) và 05) cơ chế đấu giá công suất…

Hình 2. Chiến lược và mục tiêu NLTT của Việt Nam (Báo cáo của diễn giả Nguyễn Anh Tuấn, Viện NL Bộ Công Thương)

Theo hai diễn giả, vốn đầu tư ban đầu rất lớn là một trong các trở ngại lớn nhất trong phát triển NLTT ở Việt Nam. Thêm vào đó chi phí sản xuất quy dẫn của NLTT còn cao hơn so với các dạng NL truyền thống khác, chưa tính chi phí hệ thống khác (hiện giá bán lẻ điện bình quân hiện tại là 1.622 VND/kWh (7,2 US cents/kWh). Do đó rất cần 01) cơ chế giá khuyến khích mua điện phù hợp; 02) đơn giản hóa và giảm chi phí cho việc đấu nối vào HTĐ quốc gia; 03) chú trọng phát triển, kỹ sư và nhân công lành nghề cho các DA NLTT (nguồn nhân lực chất lượng cao); 04) thông tin, và cơ sở dữ liệu không đáng tin cậy và 05) tạo điều kiện giao đất cho phát triển DA NLTT.

Pin mặt trời – xu hướng và phát triển

Hình 2 cho thấy, trong số các nguồn lực phát điện từ các nguồn thay thế, điện gió và mặt trời đang được chú ý, quan tâm phát triển. Với năng lượng gió, các doanh nghiệp đang làm kiến nghị thay đôi giá bán điện nối lưới, nâng từ 7.8 cent lên 8.7 và 9.8 cent và không hạn chế công suất phát. Với công nghệ như hiện nay, việc nâng hiệu suất, tăng công suất giảm giá thành từ các nhà chế tạo module, mặc dù chẳng phải là chuyện dễ dàng, sẽ làm cho điện mặt trời ngày càng hòa nhập sâu rộng tại thị trường Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt, TS. Wu, Giám đốc bộ phận R&D, Công ty CP Pin mặt trời Bo Viet, đã có báo cáo tóm tắt tình hình sản xuất của nhà máy tại Bắc Giang, chiến lược và kế hoạch phát triển bộ phận R&D của nhà máy tại Việt Nam. Ông Wu cũng cập nhật bức tranh đầy đủ về tình hình sản xuất pin mặt trời của các công ty đến từ Trung Quốc và Đài Loan, với tổng công suất tới cuối năm 2017 đạt tới trên 10GW modules.

Hình 3. Cơ chế hỗ trợ giá cho các DA NLTT (nguồn: Nguyễn Anh Tuấn, Viện NL Bộ Công Thương)

Hai diễn giả là TS. James James Ha từ Viện Nghiên cứu Năng lượng Mặt trời Singapo (SERIS) và Vũ Hoàng Nghĩa, Viện Nghiên cứu Năng lượng, ĐH Chulalongkorn, Thái Land đã có những chia sẻ khá thú vị về cách làm năng lượng tái tạo tại các nước trong khu vực.

Diễn giả James Ha đã thảo luận kinh nghiệm của Singapore trong việc phối kết hợp với các đối tác có cùng mối quan tâm nhưng ở một “đẳng cấp » (level) cao hơn hẳn (kinh nghiệm, công nghệ, vốn và quản trị quốc tế). Dựa trên lợi thế này, Singapore trở thành trung tâm đánh giá kiểm định, đầu tư tài chính, cũng như phát triển các mô hình kinh doanh sáng tạo để khuyến khích điện mặt trời phát triển ở Singapore cũng như hướng tới phục vụ thị trường Đông Nam Á. Trong khi đó, chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ Thái Lan, qua bài trình bày của diễn giả Vũ Hoàng Nghĩa về tình hình thí điểm net-metering để phát triển rooftop solar tại Thái Lan. Trong 5 năm, Thái Lan đã đạt được mục tiêu trên 2000MW điện mặt trời nhờ chính sách hợp lý.

Thách thức trong đầu tư điện gió tại Việt Nam

Tham luận Ông Phạm Tin, PGĐ Công ty CP Phong điện Thuận Bình thu hút được nhiều trao đổi nhất từ phía người nghe. Bài thuyết trình của ông Phạm Tin thể hiện sự khao khát vươn lên về đầu chuỗi giá trị, thông qua những câu chuyện mà chỉ người trong cuộc mới có thể biết. CTCP Phong Điện, theo cộng đồng tham dự onsite (tại khán phòng) là nguồn thông tin vô giá nếu ai đó muốn đầu tư vào phong điện ở những địa phương khác trên cả nước.

Trong phiên thảo luận về điện gió, ba diễn giả Dư Văn Toán; Nguyễn Trịnh Hoàng Anh và Đỗ Đức Tưởng đã có một nghiên cứu chung về “Xu hướng công nghệ diện mặt trời và điện gió” trong đó tập trung làm rõ các thông tin về 01) Giá thiết bị, giá sản xuất điện; 02) xu hướng thị trường; 03) công nghệ: nhà cung cấp, xu hướng phát triển; và 04) tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam.

Hình 4. Bản đồ các dự án điện gió tại Việt nam (Báo cáo của diễn giả Dư Văn Toán; Nguyễn Trịnh Hoàng Anh và Đỗ Đức Tưởng )

Khác với điện mặt trời, Chính phủ đã có những chính sách cho điện gió khá rõ ràng từ sớm hơn. Mặc dù những chính sách này đang tỏ ra không còn phù hợp, và đang cần sự điều chỉnh nhưng có thể thấy, chính nhờ những chính sách này, các dự án xây dựng trang trại gió tại các địa phương có tiềm năng về gió đã được lập, hình 4. Ở quy mô sản xuất thiết bị, sự hiện diện của GE tại Hải Phòng là một minh chứng mạnh mẽ cho sự quan tâm của các công ty quốc tế tại Việt Nam trong phát triển nền công nghiệp điện gió.

Phát triển nguồn nhân lực trong phát triển ngành NLTT

Phần lớn các báo cáo của diễn giả tại cuộc gặp mặt đều đề cập tới một thực trạng là việc thiếu hụt một cách nghiêm trọng nguồn nhân lực cho ngành năng lượng tái tạo. Báo cáo của hai diễn giả Đỗ Đức Tưởng và Nguyễn Trịnh Hoàng Anh chỉ rõ việc làm trong ngành NLTT tăng trong khi việc làm trong ngành NL truyền thống lại giảm. Năm 2015, thị trường việc làm ngành NLTT trên toàn cầu tăng 5%/năm, đạt 8,1 triệu việc làm (IRENA). Các nước có việc làm năng lượng tái tạo lớn là: Trung Quốc, Brazil, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Đức. Báo cáo cũng nhận rõ việc làm có xu hướng dịch chuyển sang Châu Á, chiếm tới 60% việc làm toàn cầu và trong đó điện mặt trời là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất, với gần 2,8 triệu việc làm toàn cầu, tăng 11% so với 2014.

Hình 5. Biều đồ dự đoán xu hướng việc làm NLTT Việt nam với kịch bản khác nha (Nguồn: WWF Power Vision 2050)

Nhiều ý kiến cho rằng, lắp đặt, xây dựng một trang trại gió, mặt trời không phức tạp bằng xây dựng, vận hành một nhà máy thủy điện, nhiệt điện với hàng ngàn cấu kiện, bộ phận điều khiển, cần bảo hành, bảo trì đúng cách. Chúng ta cũng nhận thấy rõ, đội ngũ kỹ sư về thủy, nhiệt hoặc về thủy điện, nhiệt điện là tương đối đông đảo ở các tập đoàn, tổng công ty. Tuy nhiên, đội ngũ này cũng đang phải ngày đêm phục vụ những công trình mà họ đã xây dựng và vận hành. Trong khi đó, số đơn vị đào tạo chuyên về năng lượng tái tạo ở Việt nam là rất ít ỏi, với số sinh viên đầu vào khiêm tốn. Việc xây dựng hẳn một chuyên ngành về năng lượng tái tạo là khó khả thi do chương trình đào tạo đã rất chật chội ở mọi trường đại học. Việc cử cán bộ sinh viên đi học tại nước ngoài cũng cần phải có thời gian, và cũng cần nhấn mạnh thêm, không có một trường nào trên thế giới có thể xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học để thỏa mãn mọi mong ước của chúng ta và thị trường. Do đó, đào tạo ngắn hạn cho các đối tượng quan tâm tới năng lượng tái tạo có thể là một hướng đi được cho là tối ưu trong tình hình hiện nay.

Cơ hội cho các nhà đầu tư điện gió và mặt trời

Trong khuôn khổ cuộc Gặp gỡ lần thứ 2 của VREN, có sự quan tâm và góp mặt của một số nhà đầu tư tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư và một số dự án quốc tế có những gói hỗ trợ cho phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Các nhà đầu tư tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư, dự án quốc tế đã có những khoảng không gian và thời gian riêng làm việc với nhau bên lề cuộc Gặp mặt. Hy vọng hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung để cùng phát triển ngành NLTT ở Việt nam

Ban Tổ chức “The 2nd Meeting of Vietnam Renewable Energy Network”

Mai Anh Tuấn, Đỗ Đức Tưởng, Nguỵ Thị Khanh, Dư Văn Toán, Nguyễn Trịnh Hoàng Anh


Nguồn: https://cvdvn.net/2017/05/12/nang-luong-gio-va-mat-troi-co-hoi-va-trien-vong-cho-viet-nam/

Similar posts

Ngày 6/5 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc Gặp gỡ lần thứ 2 của cộng đồng năng lượng tái tạo Việt Nam (The second Meeting of Vietnam Renewable Energy Network). Sự kiện này có sự góp mặt của các nhà hoạch định chính sách, nhà sản xuất, lắp đặt, […]
ĐÔ THỊ VEN BIỂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ngày 6/5 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc Gặp gỡ lần thứ 2 của cộng đồng năng lượng tái tạo Việt Nam (The second Meeting of Vietnam Renewable Energy Network). Sự kiện này có sự góp mặt của các nhà hoạch định chính sách, nhà sản xuất, lắp đặt, […]
ECODE tiến hành khảo sát tại Huế và Quảng Nam thuộc hoạt động nghiên cứu NbS
Ngày 6/5 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc Gặp gỡ lần thứ 2 của cộng đồng năng lượng tái tạo Việt Nam (The second Meeting of Vietnam Renewable Energy Network). Sự kiện này có sự góp mặt của các nhà hoạch định chính sách, nhà sản xuất, lắp đặt, […]
Đề xuất công nghệ thuộc dự án FMCR: Hướng tới vườn ươm giống cây lâm nghiệp chất lượng cao thân thiện với môi trường
Ngày 6/5 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc Gặp gỡ lần thứ 2 của cộng đồng năng lượng tái tạo Việt Nam (The second Meeting of Vietnam Renewable Energy Network). Sự kiện này có sự góp mặt của các nhà hoạch định chính sách, nhà sản xuất, lắp đặt, […]
Dự án FMCR: ECODE tiến hành khảo sát đề xuất công nghệ tại Nghệ An đầu năm 2022
Ngày 6/5 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc Gặp gỡ lần thứ 2 của cộng đồng năng lượng tái tạo Việt Nam (The second Meeting of Vietnam Renewable Energy Network). Sự kiện này có sự góp mặt của các nhà hoạch định chính sách, nhà sản xuất, lắp đặt, […]
Phát triển cách tiếp cận hệ Sinh thái – Xã hội và nghiên cứu điển hình tại đồng bằng sông Hồng (Trương Quang Học & Hoàng Thị Ngọc Hà)
Ngày 6/5 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc Gặp gỡ lần thứ 2 của cộng đồng năng lượng tái tạo Việt Nam (The second Meeting of Vietnam Renewable Energy Network). Sự kiện này có sự góp mặt của các nhà hoạch định chính sách, nhà sản xuất, lắp đặt, […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI