Skip to content
rac-19

Rác là tài nguyên

Hiện tại, với 13.000 tấn rác thải phát sinh/ngày thì ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải vẫn là một gánh nặng và lực cản trong quá trình phát triển của thành phố.


Rác[-]là[-]tài[-]nguyên

 

Áp dụng các công nghệ tái chế rác thải tiên tiến sẽ giúp TPHCM không những giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính mà còn có nguồn nguyên liệu thay thế để phục vụ sản xuất, phát triển. 
 
Chôn lấp gần 80%
 
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM, trong tổng số 13.000 tấn chất thải phát sinh/ngày, có 8.300 tấn rác sinh hoạt, 1.500 – 2.000 tấn rác công nghiệp, 1.200 – 1.600 tấn rác xây dựng, 22 tấn rác thải y tế và hơn 2.000 tấn bùn thải các loại. Đối với rác thải sinh hoạt, Sở TN-MT đã triển khai nhiều mô hình phân loại, xử lý theo hướng tái chế trong khu dân cư, như ủ phân compost từ rác thải hữu cơ (55 mô hình), ủ phân compost thành phân hữu cơ trong xây dựng nông thôn mới (10 mô hình), ủ phân compost từ rác thải hữu cơ kết hợp trồng rau trên bồn chứa rác (10 mô hình)… Ngoài ra còn có một số nhà máy xử lý rác thải tập trung theo hướng tái chế thành phân compost ở Củ Chi nhưng sản phầm đầu ra có chất lượng thấp nên khó tiêu thụ.
Hiện nay vẫn phải chôn lấp đến 76% lượng rác thải sinh hoạt tại 2 bãi rác Phước Hiệp (Củ Chi) và Đa Phước (Bình Chánh). Dự báo đến năm 2025, lượng rác thải sinh hoạt của thành phố sẽ còn tăng lên và nếu vẫn duy trì cách thức xử lý như hiện nay, thành phố sẽ không còn đất để chôn lấp. Đáng lo ngại hơn vẫn là vấn đề ô nhiễm môi trường, bởi một báo cáo khác từ Sở TN-MT ghi nhận, hoạt động lưu giữ và thải bỏ chất thải phát sinh xấp xỉ 2 triệu tấn CO2/năm, cao hơn cả ngành sản xuất công nghiệp. Đây là điều nguy hiểm trong bối cảnh TPHCM đang hứng chịu những tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu. 
Chính vì vậy, tại kỳ họp bất thường vào ngày 11-6 vừa qua về công tác bảo vệ môi trường đô thị và quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố, HĐND TP đã ra nghị quyết có mục tiêu đến năm 2020, giảm tỷ lệ rác thải chôn lấp xuống 50% và giảm còn 20% vào năm 2025.
 
Cần nhìn bài toán đầu tư một cách tổng thể
 
Trước đó, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn TPHCM, giai đoạn từ năm 2017- 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Một trong số các giải pháp cụ thể để giảm thiếu phát thải khí nhà kính là triển khai các dự án xử lý tái sinh, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng như hình thành các nhà máy đốt chất thải kết hợp tái sinh năng lượng; nhà máy liên hợp xử lý chất thải rắn hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học bằng phương pháp kỵ khí sản xuất khí sinh học, tái sinh năng lượng (nhiệt, điện), chế biến phân hữu cơ dạng lỏng, phục vụ vùng chuyên canh rau sạch của thành phố. 
Nhiều chuyên gia cả trong và ngoài nước tỏ ra… tiếc khi thành phố đang chôn lấp lượng lớn chất thải rắn như vậy. Bởi lẽ trong bối cảnh các nguồn nguyên – nhiên liệu tự nhiên đang cạn kiệt, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu sử dụng rác như nguồn nguyên liệu thay thế “lợi cả đôi đường” do giá rẻ và giảm được ô nhiễm. Theo phân tích của Sở TN-MT, thành phần chủ yếu trong chất thải rắn đô thị là chất hữu cơ (chất thải từ thực phẩm) chiếm 65% – 95%, plastic, giấy, kim loại chiếm 10% – 25%, còn lại là các chất vô cơ như bùn, đất… Mỗi thành phần chất thải này đều có công nghệ tái chế phù hợp. Chẳng hạn, chất thải hữu cơ có thể làm phân compost, trong khi các loại bùn thải có thể xử lý kim loại rồi phối trộn để làm phân hay các loại gạch không nung hoặc vật liệu san lấp nền… Nhiều nước trên thế giới cũng đang áp dụng công nghệ cracking để lấy dầu từ rác thải. Thậm chí tại các bãi chôn lấp rác hiện nay của thành phố, nếu có lắp đặt hệ thống thu khí gas và khí metan thì vừa có khí đốt để sử dụng, chế biến khí sinh học lại giảm được lượng phát thải lớn (khoảng 0,25 – 0,68 tấn CO2/mỗi tấn rác thải). 
Công nghệ và thiết bị không thiếu, nhưng điều mà các cơ quan còn e dè chính là chi phí đầu tư quá lớn. Tuy nhiên, nếu thay đổi góc nhìn rằng, việc đầu tư vào lĩnh vực tái sinh, tái chế chất thải không chỉ để xử lý rác, không là chuyện riêng của ngành môi trường, mà còn là một ngành sản xuất phục vụ cho kinh tế và sự phát triển của thành phố thì sẽ thấy chi phí ấy không hề cao. Một tính toán của Vụ Năng lượng (Bộ Công thương) cho thấy, TPHCM đang bỏ ra 20USD để chôn lấp 1 tấn rác thải, trong khi chi phí đốt 1 tấn rác cũng chừng ấy chi phí nhưng bán được điện và tiết kiệm đất để phát triển đô thị. Với giá điện được Chính phủ hỗ trợ như hiện nay 2.114 đồng/KWh (tương đương 10,05 UScent/KWh) thì thời gian hoàn vốn cho một dự án đốt rác phát điện khoảng 10 năm.
 
Nhiều nước nhập khẩu… RÁC
 
Rác thải đã trở thành nguồn tài nguyên không thể thiếu cho sự phát triển của nhiều nước trên thế giới. Tại Đức, chính quyền phải mua lại rác thải sinh hoạt của người dân với giá 40USD/tấn để tái chế thành năng lượng mà vẫn có lãi. Còn đất nước Thụy Điển thiếu rác đến nỗi phải nhập khẩu từ các quốc gia khác. Năm 2012, do thiếu rác để vận hành hệ thống lò sưởi, nước này đã nhập từ 80.000 tấn rác mỗi năm. Đến năm 2014, khối lượng rác phải nhập khẩu đã lên đến con số 2,7 triệu tấn để chạy các dây chuyền xử lý rác. Rác thải ở quốc gia này được tái sử dụng gần như 100% thành năng lượng, khí đốt, vật liệu xây dựng…
Tương tự, Estonia là đất nước nổi tiếng với các nhà máy xử lý rác thành điện. Theo Cơ quan Môi trường Estonia, quốc gia này chỉ gom được khoảng 395.000 tấn rác/năm, trong khi các nhà máy nhiệt điện cần hơn 500.000 tấn rác để duy trì hoạt động. Chính vì vậy, Estonia buộc phải nhập khẩu hơn 56.000 tấn rác. Tuy nhiên, nếu so sánh với việc phải nhập các loại chất đốt khác thì giá rác thải rõ ràng rẻ hơn rất nhiều. 
Như vậy, xu hướng của tương lai rác sẽ là nguyên liệu chứ không phải phế thải.
KHÁNH LÊ/báo SGGP

Bài viết cùng chuyên mục

“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Hiện tại, với 13.000 tấn rác thải phát sinh/ngày thì ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải vẫn là một gánh nặng và lực cản trong quá trình phát triển của thành phố.
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Hiện tại, với 13.000 tấn rác thải phát sinh/ngày thì ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải vẫn là một gánh nặng và lực cản trong quá trình phát triển của thành phố.
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Hiện tại, với 13.000 tấn rác thải phát sinh/ngày thì ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải vẫn là một gánh nặng và lực cản trong quá trình phát triển của thành phố.
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Hiện tại, với 13.000 tấn rác thải phát sinh/ngày thì ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải vẫn là một gánh nặng và lực cản trong quá trình phát triển của thành phố.
Chương trình Đào tạo khu vực về Giới – Giảm thiểu rủi ro thiên tai mang tính chuyển đổi
Hiện tại, với 13.000 tấn rác thải phát sinh/ngày thì ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải vẫn là một gánh nặng và lực cản trong quá trình phát triển của thành phố.
Nghệ An: Khảo sát nghiên cứu về công tác quản lý và các mô hình sản xuất bền vững tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An
Hiện tại, với 13.000 tấn rác thải phát sinh/ngày thì ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải vẫn là một gánh nặng và lực cản trong quá trình phát triển của thành phố.

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI