Skip to content
1_3

Thư ngỏ của 18 tổ chức phi Chính phủ đề xuất 6 giải pháp bảo tồn các loài chim

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với nhiều loài động vật, trong đó có cả các loài chim. So với các loài động vật khác, chim là loài nhạy cảm nhất với sự thay đổi của thời tiết, chúng phản ứng lại với biến đổi khí hậu bằng cách di cư đến những môi trường sống phù hợp hơn. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia trên tạp chí The Auk: Ornithological Advances, việc nhiệt độ toàn cầu tăng lên đã khiến kích thước của các loài chim thay đổi theo chiều hướng nhỏ hơn, điều đó giúp chúng thích nghi với tình trạng thay đổi khí hậu và di cư đến những nơi có khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên sự thay đổi nhiệt độ không phải là lý do duy nhất tác động đến sự lựa chọn nơi sinh sống của các loài chim, mà còn phải kể đến cả sự thay đổi lượng mưa. Trong một nghiên cứu khác được công bố trực tuyến vào ngày 06 tháng 8 trên tạo chí Global Change Biology cho thấy, nếu như nhiệt độ gia tăng có khuynh hướng đẩy các loài chim tới các khu vực mát mẻ hơn, thì việc gia tăng lượng mưa lại là yếu tố phổ biến kéo các loài ở phía cao xuống thấp.
Việt Nam được xác định là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư và các loài chim đặc hữu. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim di cư tại Việt Nam đang diễn biến vô cùng phức tạp tại một số địa phương. Tiêu biểu như ở chợ Nông sản Thạch Hóa (Long An), đây là nơi buôn bán chủ yếu các loài chim trời, kể cả các loài quý hiếm được pháp luật bảo vệ và được xem như là “địa ngục chim trời”. Điều đó đã đi ngược lại với cam kết quốc tế về chấm dứt chuỗi cung ứng và buôn bán động vật hoang dã trái phép khi Việt Nam tham gia Chương trình Hợp tác Đối tác Đường bay Chim Di cư Châu Á – Úc Châu (EAAFP), ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nguồn ảnh: baolongan.vn
Nguồn ảnh: baolongan.vn

Trước thực trạng trên, 18 tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã đã gửi thư ngỏ đến Thủ tướng Chính phủ để đề xuất 6 giải pháp bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư tại Việt Nam.
– Thứ nhất, ban hành văn bản nghiêm cấm việc ăn thịt, giết mổ, tàng trữ, vận chuyển, mua, bán chim hoang dã, chim di cư.
– Thứ hai, xây dựng kế hoạch quốc gia về bảo vệ chim hoang dã, chim di cư.
– Thứ ba, Tham gia Công ước Quốc tế về các loài di cư (CMS).
– Thứ tư, ban hành văn bản nghiêm cấm việc quảng cáo, sử dụng, mua bán trực tiếp, trực tuyến các công cụ bẫy bắt, tận diệt chim hoang dã, chim di cư và các loại công cụ, phương tiện chuyên dùng, tự chế khác.
– Thứ năm, thúc đẩy, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số các giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã. Sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã: yêu cầu bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết đánh giá, kịp thời khen thưởng các đơn vị thực hiện tốt và xử lý kỷ luật các đơn vị không thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Gắn trách nhiệm bảo vệ chim hoang dã, chim di cư cho Ủy ban Nhân dân các cấp.
– Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định pháp luật có liên quan để bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư, đặc biệt là các loài có vai trò thụ phấn, thiên địch của chuột và côn trùng gây hại, cũng như tăng cường chế tài xử lý các vi phạm có liên quan.

Nguồn tin: ECODE, tổng hợp từ nhiều nguồn

Bài viết cùng chuyên mục

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với nhiều loài động vật, trong đó có cả các loài chim. So với các loài động vật khác, chim là loài nhạy cảm nhất với sự thay đổi của thời tiết, chúng phản ứng lại với biến đổi khí hậu […]
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon
Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với nhiều loài động vật, trong đó có cả các loài chim. So với các loài động vật khác, chim là loài nhạy cảm nhất với sự thay đổi của thời tiết, chúng phản ứng lại với biến đổi khí hậu […]
“Đo ni đóng giầy” dấu chân carbon, rảo bước tiến vào sân chơi lớn
Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với nhiều loài động vật, trong đó có cả các loài chim. So với các loài động vật khác, chim là loài nhạy cảm nhất với sự thay đổi của thời tiết, chúng phản ứng lại với biến đổi khí hậu […]
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với nhiều loài động vật, trong đó có cả các loài chim. So với các loài động vật khác, chim là loài nhạy cảm nhất với sự thay đổi của thời tiết, chúng phản ứng lại với biến đổi khí hậu […]
Cán bộ các khu dự trữ sinh quyển khu vực phía Nam được tập huấn về đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ
Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với nhiều loài động vật, trong đó có cả các loài chim. So với các loài động vật khác, chim là loài nhạy cảm nhất với sự thay đổi của thời tiết, chúng phản ứng lại với biến đổi khí hậu […]
Thêm một khoá tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với nhiều loài động vật, trong đó có cả các loài chim. So với các loài động vật khác, chim là loài nhạy cảm nhất với sự thay đổi của thời tiết, chúng phản ứng lại với biến đổi khí hậu […]

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI