Khai mạc hội thảo, ông Trương Văn Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng: “Kế hoạch lồng ghép nội dung thiên tai, BĐKH là một phần quan trọng không tách rời của kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Hiện nay các sở ngành, địa phương đang xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021 – 2025 và đây là cơ hội quý giá cho thực hiện lồng ghép các mục tiêu, giải pháp, hành động về phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững”.
Hội thảo đã cập nhật về tình hình thiên tai, BĐKH gần đây ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm của việc lồng ghép thông tin rủi ro thiên tai – khí hậu vào quá trình lập kế hoạch ở các cấp và nêu ra những khó khăn, thách thức lớn cần giải quyết trong những năm tới trong bối cảnh quốc gia có nhiều chính sách mới cho giai đoạn 2021-2030. Đại biểu đã báo cáo, chia sẻ về thực tế thực hiện và hiệu quả của công tác lồng ghép ở các cơ quan ban ngành, địa phương và cho biết hiện vấn đề lồng ghép thiên tai, BĐKH vẫn còn hạn chế, gặp khó khăn về phương pháp thực hiện và giám sát, đánh giá. Có nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó chủ yếu do: 1) Thiếu các hướng dẫn cụ thể có tính pháp quy, thống nhất; 2) Cán bộ lập kế hoạch ở các sở ngành, địa phương hạn chế năng lực, kiến thức về BĐKH, phát triển bền vững cũng như phương pháp lồng ghép, đồng thời rất thiếu các tập huấn cho cán bộ địa phương; 3) Thiếu cơ sở dữ liệu chung / khó khăn trong tiếp cận, cập nhật dữ liệu, thông tin về rủi ro thiên tai, BĐKH và các chuyên môn liên quan giữa các ngành, các cấp; và 4) Khó khăn trong xác định, hài hoà các chỉ tiêu phát triển KT-XH mà trong đó có lồng ghép các chỉ tiêu về giảm thiểu RRTT, BĐKH.
Ông Trương Văn Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phát biểu khai mạc hội thảo | Ông Khusrav Sharifov, Đại diện UNDP, cập nhật một số thông tin rủi ro do BĐKH ở khu vực miền Trung và nhấn mạnh tầm quan trọng của kế hoạch có lồng ghép |
Phát biểu tại Hội thảo, bà Hoàng Hà – Giám đốc Trung tâm ECODE cho biết, dựa trên các nguồn số liệu từ dự án GC, Tổng cục PCTT, Kịch bản BĐKH và Nước biển dâng của Bộ TN&MT (2016) và các nguồn liên quan khác, Gói thông tin rủi ro (Risk Pack) cho vùng dự án GCF tại TT Huế đã được xây dựng, chuyển giao cho địa phương với mục tiêu sẽ thúc đẩy việc lồng ghép rủi ro khí hậu vào quá trình lập kế hoạch phát triển địa phương trong điều kiện thực tiễn của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dự án GCF: thúc đẩy lồng ghép thông tin RRTT và BĐKH vào lập kế hoạch
(Nguồn: Risk Pack, ECODE, UNDP)
Ông Hoàng Xuân Thanh, Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ về tình hình lồng ghép tại địa phương giai đoạn 2016 – 2020
Đại diện của các Sở, ban, ngành và huyện, xã cùng thảo luận tại Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Tác giả bài viết: Nguyen Ha