Skip to content

category

Thư ngỏ của 18 tổ chức phi Chính phủ đề xuất 6 giải pháp bảo tồn các loài chim

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với nhiều loài động vật, trong đó có cả các loài chim. So với các loài động vật khác, chim là loài nhạy cảm nhất với sự thay đổi của thời tiết, chúng phản ứng lại với biến đổi khí hậu bằng cách di cư đến những môi trường sống phù hợp hơn. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia trên tạp chí The Auk: Ornithological Advances, việc nhiệt độ toàn cầu tăng lên đã khiến kích thước của các loài chim thay đổi theo chiều hướng nhỏ hơn, điều đó giúp chúng thích nghi với tình trạng thay đổi khí hậu và di cư đến những nơi có khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên sự thay đổi nhiệt độ không phải là lý do duy nhất tác động đến sự lựa chọn nơi sinh sống của các loài chim, mà còn phải kể đến cả sự thay đổi lượng mưa. Trong một nghiên cứu khác được công bố trực tuyến vào ngày 06 tháng 8 trên tạo chí Global Change Biology cho thấy, nếu như nhiệt độ gia tăng có khuynh hướng đẩy các loài chim tới các khu vực mát mẻ hơn, thì việc gia tăng lượng mưa lại là yếu tố phổ biến kéo các loài ở phía cao xuống thấp.

Nhựa nano – Có phải là một vấn đề đang bị đánh giá thấp?

Những cơn càn quét khổng lồ của rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương trên thế giới với những hậu quả tàn khốc đối với cư dân hành tinh – là kết quả của lối sống hiện đại của chúng ta. Quá trình phong hóa và suy thoái tạo ra vô số hạt nhỏ (vi hạt) hiện có thể được phát hiện trong hầu hết các hệ sinh thái. Nhưng những hạt nhỏ nhất trong số chúng – nhựa nano, có thể nguy hiểm đến mức nào?

Cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác phòng chống thiên tai” (2021) – Tổng cục Phòng chống thiên tai.

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI