Skip to content
hoi-nghi

Đảm bảo an ninh năng lượng nhờ nguồn năng lượng tái tạo

Việt Nam đang từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

hoi nghi

Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại Hội thảo
 

Sáng ngày 5/10, Hội thảo “Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ, phát triển năng lượng tái tạo: An toàn – hiệu quả – bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức diễn ra tại Hà Nội.

Tại hội thảo, các ý kiến cho rằng, hiện nhu cầu năng lượng đang tăng rất nhanh, nếu không xem xét việc quy hoạch, phát triển và khai thác, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ rất khó đáp ứng.

Các nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có tiềm năng thủy điện khá lớn (về lý thuyết khoảng 35.000 MW với điện lượng khoảng 300 tỷ kWh/năm) và có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo khác như gió, mặt trời, sinh khối,… Đây là những tài nguyên quý giá, nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, cần được khai thác một cách hợp lý.

Thứ trưởng Bộ Công Thương – ông Hoàng Quốc Vượng cho biết, Việt Nam đang từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Do đó, những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong phát triển năng lượng tái tạo cần được nhận biết cụ thể và kịp thời bổ sung các quy định cho phù hợp.

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định: “Tiềm năng của thủy điện vừa và nhỏ của Việt Nam còn lớn và có thể khai thác được nếu thay đổi các giải pháp. Ví dụ như cơ chế chính sách không chạy theo ngắn hạn, làm dự án để kiếm chác tài nguyên đất rừng,…bảo đảm được an toàn cho nhân dân, môi trường. Khôi phục nhưng không phải theo cách cũ, phong trào mà theo chiến lược mới, tư duy mới.”

Đối với thủy điện, mục tiêu là đến năm 2020 đạt tổng công suất lắp đặt 21.600 MW; đến năm 2025 đạt 24.600 MW và đến năm 2030 đạt 27.800 MW.

Đối với phát triển điện gió, mục tiêu đến năm 2020 đạt tổng công suất lắp đặt là 800 MW (hiện tại mới là 180 MW); đến năm 2025 là 2.000 MW và đến năm 2030 là 6.000 MW. Đối với năng lượng mặt trời, đến năm 2020, công suất lắp đặt đạt khoảng 850 MW (hiện nay không đáng kể); đến năm 2025 là 4.000 MW và đến năm 2030 là 12.000 MW.

Nguồn: H.Thu (moitruong.net.vn) 

Bài viết cùng chuyên mục

Ra mắt Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam
Việt Nam đang từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Xây dựng Khung hướng dẫn quản lý chung cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Việt Nam đang từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TRONG THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH
Việt Nam đang từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
ĐÔ THỊ VEN BIỂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Việt Nam đang từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
TẬP HUẤN THÍ ĐIỂM “TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO KHU VỰC ĐÔ THỊ/CẬN ĐÔ THỊ VEN BIỂN” TẠI THANH HÓA.
Việt Nam đang từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
XÂY DỰNG BỘ BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN VỀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Việt Nam đang từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI