Ozone trong khí quyển hấp thụ tia cực tím từ mặt trời. Sự vắng mặt của nó có nghĩa là nhiều bức xạ năng lượng cao này đến Trái đất, có thể gây hại cho các tế bào sống.
Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) đang theo dõi chặt chẽ sự thay đổi này thông qua mô hình máy tính và quan sát vệ tinh.
Năm 2020, CAMS cũng phát hiện một lỗ thủng tầng ozone lớn bất thường ở Bắc Cực. Đây là lỗ thủng tầng ozone lớn nhất từng được ghi nhận ở khu vực Bắc Bán cầu. Tuy nhiên, hiện tượng trên không liên quan tới hoạt động của con người mà hình thành từ một vòng xoáy Bắc Cực mạnh.
Nghị định thư Montreal được ký năm 1987 đã đưa ra lệnh cấm một nhóm hóa chất gọi là halocarbon được cho là nguyên nhân làm trầm trọng thêm lỗ thủng tầng ôzôn hàng năm.
Các chuyên gia cho biết có khả năng phải mất đến những năm 2060 các chất làm suy giảm tầng ôzôn mới bị loại bỏ hoàn toàn.
Nguồn tin: nbcnews.com