Skip to content

Sự kiện

category

30 xã bị cô lập, Bình Định cần cứu trợ khẩn cấp

Tại Bình Định, đã có 18 người chết, hàng chục người bị thương, 300 ngôi nhà bị sập, trên 14.000 ha lúa hư hỏng hoàn toàn.

Biến đổi khí hậu làm gián đoạn tất cả các yếu tố tự nhiên

Thay đổi nhiệt độ toàn cầu do biến đổi khí hậu con người gây ra đã ảnh hưởng mọi khía cạnh sự sống trên trái đất từ ​​gene cho đến toàn bộ hệ sinh thái, với những hậu quả ngày càng khó lường đối với con người, theo một nghiên cứu mới đây công bố trên tạp chí the Science.

Năng lượng tái tạo đang “bùng nổ” nhanh chóng trên toàn cầu

Có khoảng 500 ngàn tấm pin mặt trời được lắp đặt trên toàn thế giới mỗi ngày. Tại Trung Quốc có khoảng 2 tuabin gió được lắp đặt mỗi giờ.

Bảo vệ môi trường sinh thái biển quần đảo Thổ Chu

Quần đảo Thổ Chu thuộc tỉnh Kiên Giang nằm trong vịnh Thái Lan và ở cực Tây Nam của Việt Nam, gồm 8 đảo: Thổ Chu, hòn Tử, hòn Cao Cát, hòn Hàng (còn có tên là hòn Chim, hòn Nhạn), hòn Khô, hòn Mô (hòn Cái Bàn), hòn Kèo Ngựa (hòn Xanh) và hòn Cao. Quần đảo được cấu tạo chủ yếu bằng sa thạch, cát vàng, trong lòng đất và dưới đáy biển có một trầm tích chứa dầu mỏ và khí đốt từ mũi Cà Mau đến quần đảo Thổ Chu, chiều dài trên 150km, dày khoảng 5km. Hiện nay, toàn bộ xã đảo có khoảng 500 hộ dân với trên 2.000 khẩu đang sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển, dịch vụ nghề biển và buôn bán nhỏ. 

Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu (COP22) chính thức khai mạc

COP22 chính thức khai mạc. Đoàn Việt Nam sẽ cùng các quốc gia trên thế giới tập trung đàm phán việc triển khai Thỏa thuận Paris; thúc đẩy các quốc gia tăng cường ứng phó biến đổi khí hậu.

THƯ MỜI Tham dự Hội thảo “Nghiên cứu học tập chuyển hoá trong thời đại biến đổi khí hậu: Nghiên cứu trường hợp tại Hà Lan”

SEMINAR: "Researching transformative learning in the time of climate change" ECODE tổ chức buổi seminar - Sinh hoạt chuyên đề về “Nghiên cứu học tập chuyển hoá trong thời đại biến đổi khí hậu: Nghiên cứu trường hợp tại Hà Lan”. Thời gian: 14.00 - 17.00 ngày 26/8/2016 Địa điểm: Hội trường P.403, nhà G7, Khoa Sau đại học, Đại học QG Hà Nội. Chủ đề là nội dung chuyên môn trong dự án nghiên cứu quốc tế "Transformative learning in the time of climate change" được thực hiện tại 9quốc gia đại diện cho các châu lục. Tại Việt Nam, ECODE vinh dự được cùng 2 Trung tâm CEREPROD và CERE của Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện nghiên cứu này. Trân trọng kính mời và hân hạnh được đón tiếp quý đại biểu quan tâm tại hội thảo! ECODE

Thử nghiệm Khoá tập huấn tổng hợp: Nâng cao nhận thức và năng lực về Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho địa phương

Trong thời gian gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều thay đổi lớn liên quan tới các chiến lược phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển kinh tế xanh. Trong năm 2015, Việt Nam đã tham gia các Hiệp định toàn cầu của Liên Hiệp Quốc: Khung Hành động Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai, Chương trình Hành động Addis Ababa, Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; và một số Hiệp định khu vực: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vvà Cộng đồng kinh tế ASEAN…

Nâng cao nhận thức và năng lực phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Cao Bằng

Ngày 10/5/2016, tại Nhà khách UBND tỉnh, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật và Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo – tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu tỉnh Cao Bằng.

Bài diễn thuyết của Thủ tướng Bhutan- Một mô hình bền vững cấp quốc gia.

Bhutan là một quốc gia nhỏ bé bị kẹp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, một trong những nền kinh tế chậm phát triển nhất trên thế giới với GDP ít hơn 2 tỷ US$, nhưng ngay từ những năm 1970 Bhutan đã đặt mục tiêu GNH quan trọng hơn GNP và giờ đây Bhutan có hệ thống giáo dục và y tế miễn phí cho người dân. Trong lãnh thổ của mình, Bhutan là một quốc gia phát thải âm (carbon negative) với 72% diện tích rừng che phủ (đa số là rừng nguyên sinh). Bhutan có nhiều chương trình hành động quốc gia như cung cấp điện miễn phí cho khu vực nông thôn, để người nông dân không phải dùng củi để đun/sưởi. Ngoài lãnh thổ của mình, Bhutan hiện đang xuất khẩu năng lượng sạch cho các quốc gia láng giềng, phấn đấu đến năm 2020 sẽ giúp các quốc gia này giảm phát thải 17 triệu tấm CO2/năm. Giấc mơ của Bhutan đã thành hiện thực, và giờ đây Bhutan muốn “xuất khẩu” giấc mơ ấy cho phần còn lại của thế giới. “After all, we're here to dream together, to work together, to fight climate change together, to protect our planet together. Because the reality is we are in it together. Some of us might dress differently, but we are in it together.” Dưới đây là bài diễn thuyết của Thủ tướng Bhutan

Dự án READY – Thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên trong thích ứng với BĐKH vùng đồng bằng sông Hồng

Ngày 11/04/ 2016 tại Hà Nội, Viện Quản lý Châu Á (AMDI) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) đã tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả các nghiên cứu đầu vào thuộc khuôn khổ dự án READY do USAID tài trợ.

Một giải pháp nước cho Đồng bằng sông Cửu Long

Những tác động của biến đổi khí hậu cùng động thái “giữ nước” của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong đang đẩy Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng và không thể chống chọi khi nước mặn xâm nhập.

MRC sẽ đánh giá nghiên cứu Châu thổ Mê Kông của Việt Nam

Theo thông cáo mới nhất, Ủy hội sông Mê Kông (MRC) cho biết sẽ đánh giá kết quả nghiên cứu Châu Thổ Mê Kông (Mekong Study) về tác động của phát triển thủy điện đối với Đồng bằng Sông Cửu Long do Việt Nam thực hiện. Đồng thời, MRC cũng sẽ xem xét liên kết nghiên cứu này với nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững sông Mê Kông mà MRC đang thực hiện.

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI