Skip to content

Sự kiện

category

BĂNG TAN – VẤN ĐỀ NÓNG BỎNG TOÀN CẦU

Băng trên Trái Đất đang tan nhanh chảy nhanh hơn, mất 31% băng tuyết mỗi năm so với 15 năm trước đó, chủ yếu do biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao.

Chung tay bảo tồn loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng

Hơn 100 năm về trước, hổ có thể được tìm thấy ở những nơi như Bán đảo Triều Tiên, miền Nam Trung Quốc và đảo Java ở Indonesia. Nhưng đến nay, hổ đã tuyệt chủng ở nhiều quốc gia, ước tính chỉ còn xấp xỉ 3900 cá thể vào năm 2016 và cư trú tại khoảng 5% diện tích mà chúng đã từng sinh sống. Một trong những nguyên nhân hàng đầu của sự suy giảm này là nạn săn trộm hổ để buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp.

Chủ động ứng phó với tình huống “Thảm họa kép”: Thiên tai và Dịch bệnh.

Hiện nay, công tác phòng chống thiên tai đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp. Việc xác định rủi ro, thách thức và có các kịch bản phòng chống, ứng phó với thiên tai trong thời điểm hiện tại là cực kỳ cần thiết.

Thảm họa khí hậu: Chúng ta có gì và chúng ta phải làm gì để ứng phó

Cuốn sách mới nhất của Bill Gates có tên “Thảm họa khí hậu: Chúng ta đã có gì và chúng phải làm gì để ứng phó?” do nhóm GreenID dịch, NXB Thế giới và Omega Plus thực hiện. Tác phẩm được phát hành vào ngày 05/06/2021 - Ngày Môi trường Thế giới - một trong những ngày lễ quan trọng hàng đầu của Liên Hợp Quốc để thúc đẩy nhận thức và hành động vì môi trường trên toàn thế giới.

ECODE tập huấn về Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (EbA) và Các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NbS) cho thích ứng biến đổi khí hậu

Trong những ngày đầu tháng 7/2021, Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã tổ chức khoá tập huấn 2 ngày về “Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái và Các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho thích ứng biến đổi khí hậu”.

DỰ ÁN GCF-UNDP: GIAI ĐOẠN MỚI CỦA TẬP HUẤN QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Trong hai ngày 6, 7/7/2021, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Ban Quản lý dự án GCF đã tổ chức cuộc họp – tập huấn trực tuyến “Khởi động chương trình tập huấn mở rộng và tập huấn quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (DVCĐ)”. Hoạt động trên nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” (Dự án GCF Chống chịu biến đổi khí hậu) do Quỹ khí hậu xanh tài trợ. Mục đích giới thiệu và nhân rộng hoạt động tập huấn Quản lý rủi ro thiên tai DVCĐ, từ đó hỗ trợ triển khai Chương trình Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai DVCĐ (đến năm 2030). Hoạt động này thuộc Hợp phần III của dự án GCF: Thông tin về BĐKH và khả năng chống chịu.

Thanh Hóa: Đẩy mạnh lồng ghép ứng phó BĐKH vào lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2021-2025

Ngày Nước Thế giới 2021: Bạn trân trọng nước như thế nào?

Liên Hợp Quốc (LHQ) kỷ niệm Ngày Nước Thế giới năm 2021 bằng một diễn đàn toàn cầu, công khai về cách mọi người đánh giá cao giá trị của nước vì tất cả những lợi ích sử dụng của nó. Nước đang bị đe dọa nghiêm trọng do dân số ngày càng tăng, nhu cầu ngày càng cao của nông nghiệp và công nghiệp, và tác động ngày càng khốc liệt hơn của biến đổi khí hậu.

Phục hồi rừng: Con đường dẫn tới khôi phục Kinh tế và Hạnh phúc

Ngày Quốc tế về Rừng 21/03 nhằm kỷ niệm và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các loại rừng. Các nước được khuyến khích đẩy mạnh các nỗ lực ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế để tổ chức các hoạt động liên quan đến rừng và cây xanh, như các chiến dịch trồng cây. Chủ đề của năm 2021 là "Phục hồi rừng: Con đường dẫn tới khôi phục Kinh tế và Hạnh phúc".

Ngày Thế giới bảo vệ động vật hoang dã 03/03: Rừng và Sinh kế

Ngày Thế giới bảo vệ động vật hoang dã năm 2021 lấy chủ đề: "Rừng và Sinh kế: Duy trì Sự sống Con người và Hành tinh" để nêu bật vai trò trung tâm của rừng, sinh vật và các dịch vụ hệ sinh thái trong việc duy trì sinh kế của hàng trăm triệu người dân trên toàn cầu, đặc biệt là cộng đồng địa phương có mối quan hệ mật thiết với rừng và các khu vực liền kề rừng. Điều này phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững số 1, 12, 13 và 15 của Liên hợp quốc (LHQ) và các cam kết trên phạm vi quốc gia về xóa đói giảm nghèo, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học.

Trang bị cho các địa phương trong cuộc chiến khí hậu

Là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, hàng năm Việt Nam phải gánh chịu những thiệt hại vô cùng to lớn. Để giảm thiểu thiệt hại, việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, giúp địa phương chủ động đối phó với mối đe dọa lớn.

Thúc đẩy lồng ghép Biến đổi khí hậu vào Quy trình Lập kế hoạch tại Địa phương

Là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, Việt Nam hàng năm phải gánh chịu những thiệt hại to lớn. Lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương chính là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, giúp chủ động đối phó với mối đe dọa lớn này.

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI