Skip to content

Tin tức

category

Madagascar – Đất nước đầu tiên trên thế giới rơi vào nạn đói vì biến đổi khí hậu

Madagascar là một quốc đảo của châu Phi, đây là hòn đảo lâu đời nhất thế giới và lớn thứ 4 sau Greenland, Papua New Guinea và Borneo. Hiện tại, phần lớn người dân trên đảo đang rơi vào tình trạng đói ăn, thậm chí là chết đói sau 4 năm liên tiếp chịu đựng hạn hán với lượng mưa thấp đến kỷ lục. Và biến đổi khí hậu được cho là nguyên nhân chủ yếu gây ra thảm họa này.

Ngọn núi duy nhất có sông băng ở Thụy Điển đang bị thu hẹp do biến đổi khí hậu

Ngọn núi duy nhất có sông băng ở Thụy Điển, cũng từng là đỉnh núi cao nhất của nước này, đã giảm độ cao 2,5 m trong năm qua do sự tan chảy của băng tuyết.

Kỷ niệm ngày Quốc tế loài voi – 12/08

Hiện nay, số lượng voi trên thế giới đã suy giảm đáng kể. Theo Worldelephantday.org, chúng có thể bị tuyệt chủng gần hết vào cuối thập kỷ tới. Một trong những nguyên nhân hàng đầu của sự suy giảm này là nhu cầu dùng voi giải trí (xiếc thú), biến đổi khí hậu, nạn săn trộm, cạnh tranh thức ăn và xung đột với con người.

Olympic Tokyo – Thế vận hội bền vững

Olympic Tokyo 2020 tại Nhật Bản có thể là hình mẫu trong việc tổ chức một Thế vận hội xanh, sạch với môi trường, giảm thiểu tối đa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Trận lũ kỷ lục ở Trung Quốc – Thảm họa kinh hoàng của Biến đổi khí hậu

Bắt đầu từ 20/7, các cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc, gây ngập lụt các vùng rộng lớn ở tỉnh Hà Nam. Các nhà chức trách Hà Nam cho biết cường độ của trận mưa lớn chưa từng có, với lượng mưa hơn 20cm (7,8 inch) đổ xuống Trịnh Châu trong một giờ - bằng 1/3 lượng mưa hàng năm của thành phố được ghi nhận vào năm 2020.

Thảm họa khí hậu: Chúng ta có gì và chúng ta phải làm gì để ứng phó

Cuốn sách mới nhất của Bill Gates có tên “Thảm họa khí hậu: Chúng ta đã có gì và chúng phải làm gì để ứng phó?” do nhóm GreenID dịch, NXB Thế giới và Omega Plus thực hiện. Tác phẩm được phát hành vào ngày 05/06/2021 - Ngày Môi trường Thế giới - một trong những ngày lễ quan trọng hàng đầu của Liên Hợp Quốc để thúc đẩy nhận thức và hành động vì môi trường trên toàn thế giới.

“Về đâu những cánh chim trời”?

Bảo tồn các loài hoang dã là những nỗ lực thực hành bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã và môi trường sống của chúng. Đối với động vật hoang dã, mục tiêu của việc này là để đảm bảo rằng giới tự nhiên sẽ được bảo vệ để gìn giữ cho các thế hệ tương lai và giúp loài người nhận ra tầm quan trọng của động vật hoang dã và môi trường hoang dã đối với con người và các loài khác trên hành tinh.

IPCC TĂNG CƯỜNG CẢNH BÁO VỀ CÁC ĐIỂM TỚI HẠN CỦA KHÍ HẬU TRONG BÁO CÁO DỰ THẢO BỊ RÒ RỈ

Theo nguồn tin từ hãng tin AFP, một số nội dung rò rỉ của bản dự thảo mới nhất từ Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp Quốc cho rằng các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu sẽ định hình lại sự sống trên Trái Đất trong những thập kỷ tới . Báo cáo cảnh báo: “Sự sống trên Trái Đất có thể vượt qua những biến đổi lớn về khí hậu bằng cách tạo ra những loài sinh vật và hệ sinh thái mới. Tuy vậy, con người không thể tồn tại theo cách này”

Thư ngỏ của 18 tổ chức phi Chính phủ đề xuất 6 giải pháp bảo tồn các loài chim

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với nhiều loài động vật, trong đó có cả các loài chim. So với các loài động vật khác, chim là loài nhạy cảm nhất với sự thay đổi của thời tiết, chúng phản ứng lại với biến đổi khí hậu bằng cách di cư đến những môi trường sống phù hợp hơn. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia trên tạp chí The Auk: Ornithological Advances, việc nhiệt độ toàn cầu tăng lên đã khiến kích thước của các loài chim thay đổi theo chiều hướng nhỏ hơn, điều đó giúp chúng thích nghi với tình trạng thay đổi khí hậu và di cư đến những nơi có khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên sự thay đổi nhiệt độ không phải là lý do duy nhất tác động đến sự lựa chọn nơi sinh sống của các loài chim, mà còn phải kể đến cả sự thay đổi lượng mưa. Trong một nghiên cứu khác được công bố trực tuyến vào ngày 06 tháng 8 trên tạo chí Global Change Biology cho thấy, nếu như nhiệt độ gia tăng có khuynh hướng đẩy các loài chim tới các khu vực mát mẻ hơn, thì việc gia tăng lượng mưa lại là yếu tố phổ biến kéo các loài ở phía cao xuống thấp.

Cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác phòng chống thiên tai” (2021) – Tổng cục Phòng chống thiên tai.

VŨ ĐIỆU “TÊ TÊ VẤN THẾ”: THÊM BIẾT TÊ TÊ, BỚT HẠI TÊ TÊ

Nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD), trong đó có tê tê trái phép luôn là vấn đề nhức nhối ở nước ta, mặc cho dịch bệnh vẫn đang hoành hành toàn cầu và những cảnh báo rủi ro lây nhiễm virus từ ĐVHD sang người.

SĂN BẮT ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VÀ NHỮNG NGUY CƠ DỊCH BỆNH TIỀM ẦN

Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh đặc biệt cao, do hoạt động này di chuyển cá thể ĐVHD ra khỏi môi trường sinh sống tự nhiên của chúng, mang động vật sống và các sản phẩm của chúng tiếp xúc gần với người phục vụ nhu cầu thực phẩm, thú nuôi, làm thuốc hoặc mục đích khác. Điều này đã tạo điều kiện cho bệnh dễ dàng lây truyền từ động vật sang động vật, từ loài này sang loài khác và từ ĐVHD sang người, là mối đe dọa lớn đối với quần thể các loài hoang dã cũng như với sức khỏe con người và vật nuôi, tiềm ẩn những ảnh hưởng khôn lường tới cộng đồng và kinh tế cả ở cấp quốc gia cũng như cấp quốc tế.

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI