Skip to content

Sự kiện

category

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến các quá trình cảnh quan như thế nào?

Cảnh quan đã phản ứng lại với biến đổi khí hậu (BĐKH) liên quan đến sự nóng lên toàn cầu, ví dụ như hiện tượng gia tăng cực đoan các cơn bão và cháy rừng. Nhưng phản ứng vật lý này thể hiện rõ dưới mức độ nào?

Biến đổi khí hậu: Virus Covid trở thành yếu tố giảm khí thải trong năm 2020

Giới khoa học nhận định phản ứng toàn cầu đối với đại dịch Covid-19 đã khiến lượng khí thải CO2 hàng năm giảm mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ hai.

Quảng Nam: Lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu vào lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2025

Sáng 01/12, tại thành phố Tam Kỳ, Trung tâm ECODE đã phối hợp với Ban quản lý dự án GCF thành phần tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo tham vấn lồng ghép nội dung giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu vào lập Kế hoạch phát triển 5 năm (2021 – 2025) của tỉnh. Hoạt động này thuộc hợp phần 3 của Dự án GCF-UNDP Chống chịu biến đổi khí hậu.

Hội thảo Lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu vào lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội các cấp tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021 – 2025

Tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và các tỉnh, thành phố ở Việt Nam đang chuẩn bị cho lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn 2021 – 2025 cũng như kế hoạch hàng năm. Nhằm tăng cường thúc đẩy và hỗ trợ địa phương thực hiện hiệu quả việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai (RRTT) và thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) vào các kế hoạch phát triển ngành và các địa phương, Trung tâm ECODE đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội thảo lập kế hoạch lồng ghép rủi ro khí hậu cho tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 15/10/2020 – hoạt động thuộc HP3 Dự án GCF-UNDP Chống chịu biến đổi khí hậu.

Lồng ghép thông tin rủi ro vào lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và truyền thông tại địa phương

Đây là những nội dung quan trọng trong khoá tập huấn về “Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” tổ chức tại Nam Định của Hợp phần 3 thuộc dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với tác động của BĐKH cho các cộng đồng dễ bị tổn thương vùng ven biển Việt Nam” (dự án GCF-UNDP).

Lần đầu tiên tại Việt Nam có Gameshow về Xung kích phòng, chống thiên tai

Ngày 19/7/2020, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai – Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với VTV8 - Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, tổ chức trao giải Cuộc thi “Xung kích Phòng chống thiên tai năm 2020” – cuộc thi về phòng, chống thiên tai lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam qua hình thức Gameshow nhằm tôn vinh lực lượng phòng chống thiên tai tại chỗ.

Khảo sát thực địa cho xây dựng bộ dữ liệu Thông tin rủi ro khí hậu phục vụ lồng ghép biến đổi khí hậu vào lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội

Trong khuôn khổ nhiệm vụ xây dựng các gói thông tin rủi ro khí hậu (Risk Packs) cho 7 tỉnh ven biển thuộc dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với tác động của BĐKH cho các cộng đồng dễ bị tổn thương vùng ven biển Việt Nam” của UNDP (GCF-UNDP project, (2017-2021), nhóm cán bộ dự án của Trung tâm ECODE đã thực hiện các chuyến công tác thực địa cho đánh giá nhanh tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Nam từ ngày 05 - 09/01/2020.

Tọa đàm “Các tổ chức xã hội ở Việt Nam hướng đến kế hoạch quốc gia về thích ứng với Biến đổi khí hậu”

Ngày 24/05/2019, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp với Mạng lưới các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu (VNGO&CC) tổ chức buổi tọa đàm “Các tổ chức xã hội ở Việt Nam hướng đến kế hoạch quốc gia về thích ứng với Biến đổi khí hậu”

Chặn ánh sáng Mặt trời để giảm biến đổi khí hậu

Dự án của các nhà khoa học Đại học Harvard có tên Stratospheric Controlled Perturbation (SCoPEx) sẽ được thử nghiệm để chặn ánh sáng Mặt trời bằng các hạt hóa chất. Dự án có giá trị khoảng 3 triệu USD, trong đó có một phần vốn đóng góp từ quỹ của tỷ phú Bill Gates tài trợ. Địa điểm mà nhóm nhà khoa học thực hiện thử nghiệm là bầu trời phía Tây Nam nước Mỹ. Tại đây, họ sẽ thả một quả bóng bay có chứa các hạt hóa chất bên trong lên tầng bình lưu của khu vực này. Khi quả bóng đã được tích hợp ở vị trí thích hợp nó sẽ giải phóng các hạt canxi carbonat nhỏ vào trong bầu khí quyển.

Hội thảo khởi động: Dự án hỗ trợ triển khai các mục tiêu phát triển bền vững về môi trường tại Châu Á – Thái Bình Dương hợp phần Việt Nam.

Sáng ngày 06/12/2018 tại Hà Nội, Viện chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với ADB tổ chức hội thảo khởi động cho dự án “Hỗ trợ triển khai các mục tiêu phát triển bền vững về môi trường tại Châu Á – Thái Bình Dương”. Đây là dự án do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ.

Thích ứng với biến đổi khí hậu: chia sẻ từ các mô hình thành công các tổ chức xã hội hỗ trợ

Ngày 21/11/2018, tại nhà khách Quốc hội, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm từ các mô hình thành công về thích ứng với biến đổi khí hậu do các tổ chức xã hội hỗ trợ” do Trung tâm SRD tổ chức trong khuôn khổ dự án NAP-CORE3 (Chương trình tài trợ nhỏ (SGP) - Quỹ Môi trường toàn cầu (GFF) tại Việt Nam tài trợ).

Diễn đàn Hà nội 2018: “Hướng đến phát triển bền vững – Ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm bền vững và an ninh”/ Towards Sustainable Development – Climate Change Response for Sustainability and Security

Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Quỹ Giáo dục cao học Hàn Quốc, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường… tổ chức Diễn đàn Hà Nội 2018 trong 2 ngày 9 – 10/11/2018 với chủ đề “Hướng đến phát triển bền vững - Ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm bền vững và an ninh”, bao gồm 5 phiên thảo luận và 2 phiên đối thoại chính sách.

Sự kiện mới nhất

© 2022 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SINH THÁI